18/06/2018, 15:27

Chiến tranh Chechnya

Cuộc chiến Chechnya lần I (1994-1996 ) Cuộc chiến Chechnya lần thứ I là một cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Chechnya Ichkeria, từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 8 năm 1996. Đỉnh điểm của cuộc chiến là trận tàn phá thủ đô Grozny. Mặc dù quân số áp đảo, được sự hỗ trợ của ...

Cuộc chiến Chechnya lần I (1994-1996)

Cuộc chiến Chechnya lần thứ I là một cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Chechnya Ichkeria, từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 8 năm 1996. Đỉnh điểm của cuộc chiến là trận tàn phá thủ đô Grozny. Mặc dù quân số áp đảo, được sự hỗ trợ của không quân, quân Nga đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát khu vực miền núi của Chechnya nhưng không thành công. Năm 1996, chính phủ của Boris Yeltsin tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn và một hiệp ước hòa bình được ký kết một năm sau đó. Con số chính thức số quân Nga tử vong là 5.500. Mặc dù không có con số chính xác cho số dân quân Chechnya bị giết, con số ước lượng là từ 3.000 đến hơn 15.000 người. Ước tính số thường dân bị chết từ 30.000 và 100.000 người, có thể hơn 200.000 người bị thương, các thành phố và làng mạc trên khắp nước cộng hòa trong tàn phá.

1 Bối cảnh

      1.1 Liên Xô sụp đổ

Liên Bang Nga độc lập sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nga đã được chấp nhận rộng rãi là nhà nước kế vị Liên Xô. Trong thời gian đầu, tình hình chính trị Nga không ổn định. Hạ viện Nga (Duma) đã ban hành các bộ luật nhằm củng cố quyền hành. Trong khi đó, ở Chechnya, một chính phủ chống đối dần hình thành.

Năm 1992, Tổng thống Nga đã thông qua điều luật Duma ban hành. Tuy nhiên, hai quốc gia Chechnya và Tatarstan đã không thông qua. Cuối cùng, năm 1994, Tổng thống Yeltsin đã kí hiệp định đặc biệt, ban cho các nước cộng hoà trực thuộc đặc quyền chính trị lớn hơn. Nhưng Chechnya đã không thông qua. Mâu thuẫn nảy sinh.

      1.2 Chechen độc lập

Khu vực Chechen (Ngoại Kavkaz)

Trong khi đó, ở Chechen, Dzhokhar Dudayev-một chính trị gia lớn đã đứng lên, tuyên bố độc lập cho Chechnya. Quốc hội do ông này lập ra đã đặt tên nước là Cộng hoà Chechen. Tuy nhiên, không có sự ủng hộ từ quốc tế. Sau khi Chechen tuyên bố độc lập, Nga phản ứng dữ dội. Có thể gặp sự phản ứng này tương tự như Gruzia trong Chiến tranh Nam Ossetia.

Nhở khả năng “thiên bẩm” của mình, Dzhokhar Dudayev đã có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng Chechen. Ông này cũng thành lập nên quân đội Chechen, có sự trang bị hiện đại và sự hậu thuẫn của Mỹ cũng như Phương Tây, sẵn sàng đối đầu với quân Nga.

2 Diễn biến     

2.1 Căng thẳng Grozny-Moskva

Khu vực Chechen (Tròn, đỏ đậm)

Từ năm 1991, nhiều người dân tộc Chechen đã có ý định chống đối Nga. Sau khi Chechen độc lập, căng thẳng Grozny và Moskva đã xảy ra. Chính phủ Chechen đã quyết định trục xuất những người Nga sống tại Chechen (Dân số Chechnya chủ yếu là người Nga, Ukraina, Armenia).[3]. Sau sự kiện biểu tình chống Nga năm 1993, chính phủ lâm thời do Dudayev đã lên thay thế chính thức chính quyền Nga tại đây.

Đến tháng 8 năm 1994, các đảng đối lập, chống đối Dudayev đã ra mặt chống đối. Moskva đã bí mật cung cấp vũ khí cho các tay súng chống đối Dudayev. Sự việc vỡ lở, Grozny cáo buộc Moskva tiếp tay cho khủng bố. Lập tức, Yeltsin đã cho binh sĩ kéo đến, phong toả Chechen.

Phiến quân làm loạn ở Grozny từ tháng 10 năm 1994. Tuy nhiên, không thành công. Nga đã chính thức tuyên chiến với Chechnya. FSB, Quân đội Nga được cài vào các cơ quan của Chechen để đối phó. Kể từ ngày 01 Tháng 12, lực lượng Nga đã công khai thực hiện không kích Chechnya. Ngày 11 Tháng 12 Năm 1994, Tướng Pavel Grachev của Nga đã đồng ý để “tránh tiếp tục sử dụng vũ lực”, lực lượng Nga tiến vào nước cộng hòa để “thiết lập trật tự hiến pháp tại Chechnya và bảo quản sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga”.

      2.2 Diễn biến quân sự

         2.2.1 Giai đoạn đầu

Các tay súng Chechen

11 tháng 12 năm 1994, Nga đã tấn công Chechen từ nhiều phía. Hành động này không được ủng hộ. Rất nhiều quan chức Nga đã từ chức để phản đối. Tình hình này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng phải từ chức. Người Nga coi đây là hành động “nồi da nấu thịt”. Hơn 800 quân nhân đã từ chối tham chiến, trong đó có 83 người bị xét xử. Tướng Nga là Lev Rokhlin cũng từ chối tham gia.

Grozny bị phá huỷ hầu hết khi bị không kích. Cơ sở hạ tầng bị phá huỷ gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, dân Chechen không chịu khuất phục. Họ đã chiến đấu kiên cường, gây sự thiệt hại cho Nga. Nga đã không kích và pháo kích bừa bãi làm dân Chechnya và cả dân Nga chết

         2.2.2 Trận Grozny

Khi quân đội Nga tiến hành vây hãm thành phố Grozny, hàng ngàn thường dân đã thiệt mạng vì các cuộc không kích và pháo kích.Đây được xem là một chiến dịch ném bom lớn nhất tại Châu Âu kể từ thời Thế Chiến II.

Thủ đô Grozny của Chechnya sau khi bị Nga pháo kích

Đợt tấn công đầu tiên được Nga tiến hành vào đêm giao thừa năm 1995, cuộc tấn công này đã kết thúc bằng thất bại thảm hại của quân đội Nga, với thương vong rất nặng và là một cú giáng mạnh vào tinh thần chiến đấu của quân Nga. 2000 lính Nga đã tử trận trong đợt tiến công này, đa phần là lính nghĩa vụ mới. Trong đó thiệt hại nặng nhất thuộc về Lữ đoàn Cơ giới 131 “Maikop” (131st “Maikop” Motor Rile Brigade), lữ đoàn này bị tiêu diệt hoàn toàn trong cuộc chiến tại nhà ga trung tâm Grozny.

Một tay súng Chechnya với súng máy Borz

Thất bại tại Grozny đã làm các nhà quân sự của Nga kinh hoàng. Vì Nga – nước kế thừa Liên Xô, là một trong những nước sở hữu những vũ khí hiện đại nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Lực lượng tăng thiết giáp được sử dụng trong trận Grozny bao gồm các tăng chủ lực như T-72, T-80. Bọc thép chở quân thì có BMD-1, BMP-2, BTR-70.

Để tiêu diệt lực lượng thiết giáp hùng hậu này, các tay súng Chechnya với các vũ khí chống tăng do chính Liên Xô và Nga sản xuất (RPG-7, RPG-18) được chia nhỏ thành các tổ hỏa lực 3-4 người. Mỗi tổ gồm một xạ thủ rocket chống tăng, một xạ thủ bắn tỉa hạ bộ binh, các tay súng còn lại làm nhiệm vụ bọc hậu và vận chuyển đạn cho rocket và bắn tỉa.’

Một tổ săn tăng 3 người của Chechnya – rocket, bắn tỉa và tải đạn.

Các xạ thủ bắn tỉa của Chechnya. Trên tường có ghi vài câu chửi đặc nhiệm OMON của Nga

Du kích Chechnya đang dùng súng Nga để tỉa quân Nga

Các toán chiến đấu triển khai các tổ hoả lực của mình vào các đội săn tăng. Xạ thủ bắn tỉa và xạ thủ súng máy chia cắt bộ binh, còn xạ thủ rocket chống tăng tiêu diệt xe tăng-thiết giáp. Các đội được bố trí ở tầng 1, tầng 2, tầng 3 của các toà nhà và trong các tầng hầm.

Thông thường, 1 xe tăng bị 5-6 đội tấn công đồng thời. Xe tăng bị bắn vào nóc, vào 2 bên sườn hoặc phía sau xe. Nóc xe bị ném các chai xăng hoặc napalm. Các “thợ săn tăng” Chechnya thường tìm cách lừa các đoàn xe vào các các bẫy trên đuờng phố bằng cách tiêu diệt các xe đi đầu và đi cuối đoàn xe, sau đó lần lượt tiêu diệt cả đoàn xe.

Một đoàn thiết giáp Nga bị các toán săn tăng Chechnya phục kích

Một xe bọc thép bị dính rocket chống tăng, gần đó là xác lính Nga bị cháy đen

Phần chủ yếu xe tăng-thiết giáp bị tiêu diệt bởi vũ khí chống tăng phóng từ vai và đạn rocket chống tăng. Mỗi xe tăng-thiết giáp bị diệt phải hứng trung bình 3-6 quả đạn sát thương. Mục tiêu ưa thích của các xạ thủ rocket chống tăng Chechnya là thùng dầu và động cơ.

Một xe chở quân của Nga bị bắn cháy trên đường phố Grozny

Một chiếc T-80 của Nga bị tiêu diệt bởi du kích Chechnya

Xe tank T-80

Xe tank T-80 bị hạ

Góc bắn thẳng đứng của pháo tăng Nga không cho phép xe tăng tác chiến chống “các thợ săn tăng” khi họ triển khai trong tầng hầm hoặc tầng 2-3, còn cuộc tấn công đồng thời của 5-6 đội làm cho các súng máy trên tăng trở nên vô dụng. Để đối phó với “các thợ săn tăng”, quân Nga phối thuộc thêm các pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 và pháo phòng không 2S6 lắp trên xe tải vào biên chế các đoàn xe tăng-thiết giáp.

Một chiếc ZSU-23-4 của Nga

Những tổn thất đầu tiên của binh khí kỹ thuật Nga là do chiến thuật không phù hợp, chủ quan coi thường kẻ địch và sẵn sàng chiến đấu kém. Quân Nga tiến vào Grozny mà không bao vây thành phố và không cắt được các nguồn tiếp viện vào thành phố. Họ dự định đánh chiếm thành phố trong hành tiến, thậm chí không phải đổ bộ binh xuống chạy bộ. Do thiếu quân, các đoàn xe gồm các đơn vị hỗn hợp và đa số các xe bọc thép chở quân vận động với rất ít lính bộ binh đi cùng yểm trợ hoặc không có. Các đoàn xe đầu tiên này đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Một T-90? của Nga với giáp phản ứng nổ bị bắn tung xích

Sau khi tái tổ chức, quân số bộ binh được tăng thêm và bắt đầu giải phóng có hệ thống từng ngôi nhà, từng khu phố. Tổn thất xe tăng-thiết giáp đã giảm đáng kể nhờ thay đổi chiến thuật. Bộ binh Nga tiến ngang với xe tăng-thiết giáp để yểm trợ và bảo vệ nó. Một số xe đã được lắp lưới thép cách thân xe 25-30 cm để chống đạn lõm của rocket chống tăng, chai cháy và bó bộc phá. Để tiêu diệt “các thợ săn tăng”, quân Nga tổ chức các cuộc phục kích trên các tuyến đường tiếp cận của họ.

         2.2.3 Chiếm Grozny và rút lui

Tuy bị thiệt hại nặng nề bởi chiến thuật du kích nhưng Nga với ưu thế về kỹ thuật, vũ khí cũng như số lượng lính nghĩa vụ đông đảo, Nga cũng chiếm được Grozny qua chiến tranh đường phố đẫm máu, tiêu biểu: thiếu tướng Viktor Vorobyov của Nga bị giết bởi đạn cối. Theo tướng Dmitri Volkogonov, cuộc pháo kích của Nga vào Grozny đã giết khoảng 35 ngàn thường dân, trong đó có 5000 trẻ em, và điều quan trọng là đa phần nạn dân là người gốc Nga. Cuộc tắm máu thường dân và lính Nga tại Grozny đã làm chấn động thế giới, Mikhail Gorbachev gọi cuộc chiến này là “một cuộc phiêu lưu đẫm máu và đáng hổ thẹn”.

Mặc dù chiếm được Grozny nhưng quân Nga đã bị du kích Chechnya và quân tình nguyện vây hãm tiêu diệt. Tiêu biểu, tại thành phố Argun và Gudermes, quân Nga bị bao vây nhiều tuần liền. Các nỗ lực giải cứu đều bị đánh bật với thương vong lớn, một nửa quân số của Trung đoàn cơ giới 276 bị tiêu diệt chỉ trong 2 ngày chiến đấu giải vây. Hàng ngàn quân Nga đã bị bắt hoặc tự nguyện đầu hàng du kích Chechnya

Điên cuồng vì thất bại liên tiếp, ngày 19 tháng 8, 1996. Tư lệnh quân Nga Konstantin Pulikovsky đe dọa nếu du kích Chechnya không giải giáp và rời khỏi Grozny trong vòng 48 giờ, một cuộc ném bom tàn sát bằng máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo sẽ được tiến hành, bất chấp hàng trăm ngàn dân thường và lính Nga vẫn còn đang kẹt ở Grozny. Tuy nhiên, kế hoạch điên này đã được ngăn chặn bằng một hiệp định ngừng bắn bởi cố vấn quân sự của Tổng thống Yeltsin, tướng Alexander Lebed. Tiếp đó hiệp ước hòa bình đã được ký với điều kiện 2 phe rút hết lực lượng vũ trang khỏi Grozny.

3 Kết quả

Theo Nga, Nga có 3.826 binh lính đã thiệt mạng, 17.892 bị thương, và 1.906 mất tích. Theo uỷ ban Quân sự độc lập của Nga, Nga có 5.362 binh lính chết, 52.000 người bị thương hoặc bị bệnh. Thương vong Chechnya được ước tính lên đến 100.000 người chết hoặc nhiều hơn, trong đó phần lớn là dân thường, Bộ trưởng Nội vụ Nga Anatoly Kulikov cho rằng khoảng 20.000 dân thường đã bị giết hại.

Một lính Nga bên một mồ chôn tập thể thường dân

Tháng 11 năm 1996, hai bên đã kí một thoả thuận, quyết định Nga phải bồi thường cho những người dân Chechnya bị ảnh hưởng từ cuộc chiến. Nga cũng chấp nhận một ân xá cho các binh sĩ Nga và phiến quân Chechnya như nhau. Tuy nhiên, quan hệ Grozny-Moskva vẫn chưa thể ấm lên. Sau cuộc tấn công lại năm 1999, mâu thuẫn lại tiếp tục nảy sinh.

Cuộc chiến Chechnya lần II  (1999-2000)

Đạn pháo binh Nga nhắm mục tiêu vị trí quân sự gần làng Duba-Yurt trong tháng 1 năm 2000

Cuộc chiến Chechnya lần II (Second Chechen War) hay còn được biết đến ở Nga qua tên gọi Chiến dịch chống khủng bố Chechnya(Counter-terrorist operation on Chechnya) là một chiến dịch quân sự được Nga tiến hành vào tháng 8, 1999 và tạm chấm dứt vào tháng 5, 2000 sau khi quân đội Nga tạm thiết lập quyền kiểm soát trực tiếp trên toàn lãnh thổ Chechnya, sau khi thủ đô Groznycủa Chechnya thất thủ và nước Cộng Hòa Chechnya Ichkeria bị xóa bỏ.

Trên thực tế cuộc chiến này kéo dài cho tới tận năm 2009, sau khi Nga tuyên bố chiến dịch chống khủng bố kết thúc và rút quân đội chính quy khỏi lãnh thổ Chechnya, giao quyền kiểm soát lại cho cảnh sát địa phương.

Khác với Cuộc chiến Chechnya lần I, lần này quân đội Nga không thiệt hại quá nặng trong thời gian ngắn, chủ yếu thông qua kinh nghiệm đã có từ lần trước, cộng với các kế hoạch đối phó với du kích được chuẩn bị chu đáo, lính nghĩa vụ cũng được huấn luyện về chiến tranh đô thị, cộng với việc sử dụng các loại vũ khí sát thương lớn như tên lửa đạn đạo và đặc biệt là bom áp nhiệt/địa chấn (Fuel/Air Explosive). Tuy nhiên, du kích Chechen với lối đánh du kích vẫn gây ra thiệt hại lớn cho quân đội Nga trong thời gian dài. Tổng kết cuộc chiến, quân đội Nga thừa nhận con số thương vong là 5,200 binh lính – trong khi Committe of Soldier’s Mothers (một tổ chức phi lợi nhuận của Nga, đấu tranh cho nhân quyền và bất công trong quân đội Nga) ước tính tới 11,000 lính Nga đã tử trận, trong đó 25,000 ~ 50,000 dân thường chết hoặc mất tích

1. Bối cảnh trước cuộc chiến 

   1.1 Hỗn loạn tại Chechnya

Sau chiến thắng của du kích Chechen trước quân đội Nga trong Cuộc chiến Chechnya lần I, lãnh thổ Chechnya vẫn trong trạng tháng cực kỳ hỗn loạn bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan và quân ly khai do các thủ lĩnh Hồi giáo như Arbi Barayev và Salman Raduyev cầm đầu. Các vụ bắt cóc, cướp giết liên tục xảy ra hằng ngày. Căng thẳng tiếp tục dâng cao khi tân tổng thống đắc cử của Chechnya Aslan Maskhadov liên tục bị ám sát hụt, những vụ việc được cho là do Cơ quan tình báo của Nga giựt dây.

Cao trào của xung đột xảy ra các giáo Hồi giáo cực đoan bắt cóc và giết đại diện ngoại giao của Nga tại Chechnya, tướngGennady Shpigun ngay tại sân bay Grozny.
Phiến quân tấn công Dagestan – Nga tuyên chiến

Tháng 8, 1999 Lữ đoàn Hồi Giáo Quốc Tế (Islamic International Brigade – IIB) tại Chechnya do Shamil Basayev và Ibn al-Khattab cầm đầu tiến vào lãnh thổ của Cộng Hòa Dagestan thuộc Nga với danh nghĩa hỗ trợ cho nhóm Hồi giáo ly khai tại đây – nhóm Shura of Dagestan mặc cho sự phản đối của Tổng thống Chechnya Aslan Maskhadov.

Thủ lĩnh Hồi giáo cực đoàn Shamil Basayev.

Thủ tướng mới của Nga lúc này – Vladimir Putin lập tức ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào Dagestan để đánh bật Lữ đoàn Hồi Giáo ( thông qua cuộc tấn công Dagestan, hình ảnh Vladimir Putin trở nên nổi tiếng tại Nga). Không quân Nga tiến hành ném bom dữ dội tại miền Nam Chechnya nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho phiến quân, đây cũng là lần đầu tiên trong giao tranh, bom áp nhiệt/địa chấn FAE (fuel-air explosive) loại bom có sức sát thương cực lớn, trực thăng Kamov K-50 Black Shark và tăng chủ lực T-90 được đưa vào sử dụng..

Quân đội Nga đang tiến vào Dagestan năm 1999.

Thông qua cuộc xâm lược Dagestan, Nga cũng chính thức tuyên bố chiến tranh với Chechnya, mở màn cho Cuộc chiến Chechnya lần II.

2. Chiến tranh bắt đầu

   2.1 Quân đội Nga tấn công 

Sau mọi nỗ lực nhằm cứu vãn tình hình của Tổng thống Chechnya Aslan Maskhadov không thành công. Thủ tướng Nga Vladimir Putin chính thức tuyên bố không công nhận Chính phủ và Quốc hội Chechnya, và quân đội Nga sẽ tiến vào thủ đô Grozny để thiết lập lại trật tự.

Rút kinh nghiệm từ Cuộc chiến lần I, quân đội Nga lần này tiến quân rất chậm với số lượng lớn sau khi các mục tiêu bị băm nát bằng pháo và tên lửa đạn đạo. Tiêu biểu vào tháng 10, 1999, một tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Nga được bắn thẳng vào một khu chợ trung tâm ở Grozny, giết hơn 140 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Người phát ngôn của quân đội Nga tuyên bố do khu chợ này có du kích quân vũ trang đang lẩn trốn (1). Hoặc tại làng Elistanzhi, một máy bay Su-24 của Nga đã thả bom chùm xuống đây, giết tại chỗ 35 dân làng (2).

Thủ đô Grozny của Chechnya bắt đầu bị bao vây hoàn toàn vào tháng 12,1999. Từ đây, quân Nga bắt đầu tấn công vào thành phố thủ đô.

    2.2 Giao tranh tại Grozny

Nhằm tránh lập lại sai lầm, lần này Nga không đưa tăng và thiết giáp tiến vào đường phố Grozny như trước, thay vào đó, tên lửa đạn đạo như SCUD, OTR-21 Tochka và đặc biệt hệ thống phóng tên lửa TOS-1 bắn bom áp nhiệt/địa chấn FAE đóng vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt du kích Chechen

Hệ thống phóng tên lửa TOS-1

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn OTR-21 Tochka

Bom áp nhiệt FAE là một loại vũ khí chuyên dùng để gây sát thương cao, phá công sự. Loại bom này khi nổ sẽ tung nhiên liệu nổ ra xung quanh tạo thành một đám mây rất dễ bốc cháy trên một diện tích rộng nhằm tăng khả năng sát thương đến mức cao nhất. Nhiệt độ vụ nổ từ bom FAE có thể đạt từ 2500 độ C ~ 3000 độ C đủ sức nung chảy mọi thứ kim loại. Sau giai đoạn nổ ban đấu sóng chấn động từ vụ nổ lan đi với vận tốc 3km/s kết hợp với nhiệt và áp lực cao sẽ hút hết không khí xung quanh vào trong vùng nổ tạo ra môi trường chân không khiến cho mọi sinh vật xung quanh nó bị ngộp thở và mất cân bằng áp suất đột ngột. Nhờ hiện tượng ngạt thở và tổn thương áp suất và mà loại bom này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh các hầm ngầm, hang động của phiến quân. Tuy nhiên nó cũng giết rất nhiều thường dân xung quanh. (3)

Một vụ nổ thử nghiệm bom FAE

Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa thương vong cho lính Nga. Moscow cũng sử dụng dân quân địa phương như quân tiên phong đi trước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Rushailo từ chối cung cấp các vũ khí hạng nặng khác cho dân quân ngoài súng Ak-47 lỗi thời. Vì thế dân quân Chechnya chịu thiệt hại nặng về nhân mạng, chết hơn 700 người trong các cuộc tấn công (4).

Quân đội Nga vẫn chạm phải sức chống trả mãnh liệt từ du kích Chechen tại thủ đô Grozny. Những tổ săn tăng 3~4 người năm xưa giờ được thay bằng chiến thuật chiến tranh cơ động (maneuver warfare). Thủ đô Grozny đổ nát đã biến thành một pháo đáo phòng ngự dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh du kích Aslambek Ismailov. Quân Chechen đào hàng trăm chiến hào, đường hầm, hố chống tăng, boongke, gài mìn khắp nơi trong thành phố, các tổ bắn tỉa được cài khắp các tòa nhà cao tầng. Đặc biệt, bẫy mìn được đặt gần như trong mọi tầng trệt, cửa sổ của các ngôi nhà, cao ốc, làm cho bộ binh Nga gần như không thể bước vào.

Một tổ du kích Chechen trong một tòa nhà đổ nát

Một du kích Chechen

Bộ binh Nga tiến vào thành phố Grozny điêu tàn

Một nữ du kích Chechen

Lính thủy đánh bộ Nga đang đấu súng với du kích Chechen

Lính Nga đang kéo xác một đồng đội bị giết bởi du kích Chechen

Giao tranh lớn giữa hai bên vẫn diễn ra ở các vùng ngoại ô Grozny, chiến thuật của Nga lúc này là dùng các đội thám sát để phát hiện các ổ phòng ngự của phiến quân và dụ họ nổ súng, sau đó lập tức rút lui để dập pháo và tên lửa vào các ổ phòng ngự này. Chiến thuật này làm du kích Chechen thiệt hại khá nặng. Tuy nhiên các đoàn xe của Nga vẫn thường xuyên bị phục kích khi di chuyển. Tháng 12, 1999, một đoàn xe thiết giáp lớn của Nga bị phục kích tại Minutka Square bởi gần 2000 du kích Chechen bắng súng phóng lựu và rocket, làm hơn 100 lính Nga thiệt mạng, trong khi phía Chechen tuyên bố họ giết được tới 350 người.

Không quân Nga tiếp tục ném bom Grozny trong 2 tuần liền nhằm đảo bảo du kích Chechen không còn chỗ phòng thủ. Phần lớn dân Grozny đã di tản sau những đợt không kích dữ dội của Nga, chỉ còn khoảng 40 ngàn người vẫn còn kẹt lại, chủ yếu là người Nga, phần đông là người già, tàn tật và nghèo đói. Những người này bị kẹt lại trong những tầng hầm trú bom, lạnh lẽo và đói khát. Một số người cố trốn thoát khỏi Grozny nhưng đều bị bắn tại chỗ bởi lính Nga. Ví dụ, 3 tháng 12, 1999 khoảng 40 dân thường mạng khi đoàn xe của họ đang cố rời khỏi Grozny, một nhân chứng còn sống sót Taisa Aidamirova kể rằng đặc nhiệm OMON của Nga đã nổ súng vào chiếc xe, một viên đạn bắn trúng thùng xăng và phát nổ (5)

Hình ảnh dân tỵ nạn bị lính Nga bắn

    2.3 Grozny thất thủ

Với tất cả mọi tuyến đường tiếp viện bị cắt, cùng với các đợt không kích liên tiếp của Nga, du kích Chechen quyết định trốn thoát khỏi Grozny. Mặc cho nhóm du kích được gửi đi trư

0