Cách uống rượu mà không bị say cho người tửu lượng thấp
Uống rượu khiến bạn đau đầu, chóng mặt, làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phối hợp và thời gian phản ứng. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thể loại bỏ rượu khỏi các bữa tiệc liên hoan, cưới hỏi, tiếp xúc khách hàng, hay trong không khí tưng bừng phút xuân sang. Vậy làm ...
Uống rượu khiến bạn đau đầu, chóng mặt, làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phối hợp và thời gian phản ứng. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thể loại bỏ rượu khỏi các bữa tiệc liên hoan, cưới hỏi, tiếp xúc khách hàng, hay trong không khí tưng bừng phút xuân sang. Vậy làm sao để chúng ta vẫn vui vẻ, vẫn không phải từ chối lời mời khi tửu lượng của chúng ta thấp, mà vẫn không bị say và bảo vệ được sức khỏe, làm chủ được hành động và suy nghĩ của bản thân. Cùng mình tìm hiểu nhé!
Một số phương pháp uống rượu không bị say
-
Uống dầu ăn
Trước khi bạn nhập tiệc rượu hãy làm 1 ly nhỏ dầu ăn. Tác dụng của dầu ăn lúc này như 1 lớp bảo vệ, phủ hoàn toàn bộ lớp lông trong dạ dày, rượu khó thấm qua được, nên bạn có thể thoải mái uống rượu. Cách này đặc biệt tác dụng với các bạn gái, tửu lượng thấp nhưng lại phải nhập tiệc để tiếp đối tác.
-
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Nếu bạn thấy ớn khi uống dầu ăn, bạn hãy thử cách này mà hiệu quả tương tự. Trước khi nhập tiệc rượu, bạn nên dùng chút thức ăn nhiều dầu mỡ. Cách này giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc của hai bộ phận này. Ngoài ra, bạn có thể ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt. Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, do đó giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Mặt khác, albumin còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu
-
Uống chậm
Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn.
-
Kết hợp ăn trong lúc uống
Dù vui thế nào bạn cũng nên vừa ăn vừa uống. Nên uống từ từ để cơ thể có thời gian chuyển hóa lượng cồn đã uống vào để tránh lượng cồn tồn đọng do uống quá nhanh sẽ tràn vào máu, dễ gây ngộ độc.
Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể.
Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất. Bạn cũng có thể dùng những loại thức ăn như củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh, các món nhiều dầu, mỡ, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dâu tây… trong khi uống rượu. Những món ăn đó sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu, giúp bạn vẫn có thể cụng ly mà không quá say.
-
Tuyệt đối không pha trộn
Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.
-
Nôn hết nếu có thể.
Trong khi uống rượu, nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy vào toilet và nôn hết mọi thứ. Tránh kìm nén hoặc dùng thuốc chống nôn, vì như vậy, bạn đã vô tình giữ lại những chất độc mà cơ thể đang cố gắng vận dụng cơ chế tự bảo vệ để đào thải ra ngoài.
Sau khi nôn, bạn có thể bổ sung nước, điện giải và năng lượng bằng một ly nước ép trái cây hoặc nước chanh đường. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một bát cháo loãng. Cháo dễ tiêu hóa, khiến bạn không có cảm giác nặng bụng.
-
Cố gắng vận động sau khi uống
Trong lúc uống rượu nói nhiều, hay cười đùa, điều này sẽ giúp làm bay bớt hơi rượu.
Khi uống xong, nếu bạn không tham gia hát hò cùng mọi người để dã rượu mà quay về nhà, thì cố gắng không nằm gục, hãy đi lại cho thoải mái để tỉnh rượu.
8. Chanh
Trước khi uống rượu, bạn vắt lấy nước cốt chanh rồi uống. Nước chanh đường hay những lát chanh thái mỏng hoặc một vài trái cây có vị chua của a-xít lactic, a-xít acetic (như cam, chanh, quýt…)… có thể trung hòa đáng kể lượng cồn có trong rượu, giúp làm giảm nguy cơ say hoặc ngộ độc rượu.
9. Biết rõ tửu lượng của mình
Tửu lượng của mỗi người rất khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Hãy xác định rõ tửu lượng của mình và tránh vượt quá “ngưỡng an toàn” này để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau những buổi tiệc. Thông thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml, rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml.
Đừng cố nhồi nhét, hay ” đọ” rượu. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình, vui nhưng biết điểm dừng.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!