23/05/2018, 14:56

Giá trị của ba ba, rùa

Từ lâu đông y đã dừng ba ba, rùa làm các vị thuốc quí, có giá trị thẩm mỹ, kinh tế. Theo dược sĩ Đỗ Tất Lợi (1977): dùng ba ba nấu thành cao bằng cách: Ngâm ba ba với tro bếp trong 1 đêm lấy ra tẩy rượu đập nhỏ nấu với nước lọc bỏ bã cô dặc thành cao. Theo tài liệu cổ ba ba là loại thuốc bổ âm, ...

Từ lâu đông y đã dừng ba ba, rùa làm các vị thuốc quí, có giá trị thẩm mỹ, kinh tế.

Theo dược sĩ Đỗ Tất Lợi (1977): dùng ba ba nấu thành cao bằng cách: Ngâm ba ba với tro bếp trong 1 đêm lấy ra tẩy rượu đập nhỏ nấu với nước lọc bỏ bã cô dặc thành cao.

Theo tài liệu cổ ba ba là loại thuốc bổ âm, chữa các bệnh: lao lực quá độ, ho lao, tiểu tiện ra sỏi thận, tắc kinh nguyệt (phụ nữ có thai không dùng được), chữa bệnh đau lưng, bệnh hen.

Máu ba ba cho vào rượu để uống.

Mai ba ba sao vàng hay nướng tán nhỏ.

Theo lương y Tô Ngọc Cừ (1994): ba ba, rùa (mai, máu, thịt) qua chế biến để chữa các bệnh:

Đầu váng, mắt mờ, giải nhiệt, còi xương ở trẻ em, hư thận, gân xương mềm yếu, thóp trẻ không kín, cầm máu, lao phổi, ho lâu, đau lưng, đậu sởi…

Mỡ ba ba có tác dụng cường tráng, bể huyết. Ăn thịt ba ba có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Rùa vàng: còn làm cảnh bằng cách: nuôi một loại tảo (tựa như cây tóc tiên trên mai rùa), rùa vừa đi, cảnh đu đưa, làm tăng vẻ đẹp trong các bể nuôi cá cảnh ở trước các khách sạn lớn.

 

0