Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. 2. Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2. Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:
– Mở bải: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
– Thân bài: Những cảm xúc, những suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
– Kết bải: Ấn tượng chung về tác phẩm.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
a) Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn…
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng một con người cụ thể đội khăn, mặc áo dài. Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương. Tác giả hình dung ra cái mạng nhện, và chính con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả lại hình dung, liên tưởng đến dòng Ngân Hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ – nơi có người quen và thân thương đang ngang lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà liên hệ tới lòng chung thuỷ không bao giờ vơi cạn.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Em hãy chọn một bài để phát biểu cảm nghĩ. Trước hết lập dàn bài. Chẳng hạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Lí Bạch, hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.
b) Thân bải: cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:
– Hoàn cảnh nhìn trăng của tác giả.
– Cảm giác mơ hồ của người viết: nhìn ánh trăng ngỡ sương phủ.
– Việc ngẩng đầu nhìn trăng.
– Việc cúi đầu nhớ cố hương. Cố hương, không chỉ là quê, không chỉ là cảnh, không chỉ là người thân.
Nét độc đáo thể hiện trong bài thơ: tác giả viết theo chủ đề nhìn trăng nhớ quê.
c) Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết với quê hương.
2. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
a)Mở bải: Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương và bài thơ của ông.
b) Thân bài: cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và xúc cảm của tác phẩm:
– Hoàn cảnh viết bài thơ có nét độc đáo, khác với chủ đề vọng nguyệt hoài hương của Lí Bạch.
– Sự đối lập của các trạng thái trẻ – già, đi xa — trở về; những thay đổi của tác giả: tóc mai rụng.
– Một điểm không thay đổi sau rất nhiều năm xa quê: giọng nói quê hương.
– Cuộc gặp với trẻ con trong làng: nhìn thấy nhau mà không biết nhau. Sự xa lạ ngay trên quê hương.
– Xót xa nhất là các em bé coi tác giả như khách lạ đến làng. Việc cười hỏi hồn nhiên của các em làm cho người trở về chạnh lòng.
Chính sự trớ trêu này càng làm nổi rõ tình yêu quê hương thông qua sự ngậm ngùi chua xót ngay từ lúc đặt chân về.
c) Kết bải: Cảm xúc chung về tác phẩm. Sự đa dạng trong cách biểu hiện tình quê của các nhà thơ.
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- cảm nhân về đoạn văn Ôi dòng nước Tào Khê của Nguyên Hồng