Bài 29 – Viết đơn
Bài 29 – Viết đơn Hướng dẫn I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN 1. Ba trường hợp đầu nhất thiết phải viết đơn. Trường hợp thứ tư có thể viết đơn, cũng có thể đến gặp Ban giám hiệu trình bày ý kiến và xin cấp lại giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. 2. – Trường hợp mất xe đạp cần viết đơn ...
Bài 29 – Viết đơn
Hướng dẫn
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN
1. Ba trường hợp đầu nhất thiết phải viết đơn.
Trường hợp thứ tư có thể viết đơn, cũng có thể đến gặp Ban giám hiệu trình bày ý kiến và xin cấp lại giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học.
2. – Trường hợp mất xe đạp cần viết đơn báo công an.
– Trường hợp xin học lớp nhạc, học tại trường có thể đến ban tổ chức các lớp học này xin ghi tên, không có đơn cũng được.
– Muốn trình bày việc lộn xộn trong giờ Toán thì gặp thầy nói rõ sự việc, không cần viết đơn.
– Muốn xin học tại nơi ở mới cần viết đơn.
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN
1. Có hai loại đơn:
a) Đơn làm theo mẫu
b) Đơn không theo mẫu
2. Qua hai mẫu đơn trên, ta thấy các mục được trình bày theo thứ tự như sau:
Quốc hiệu
Tên đơn
Nơi gửi đơn
Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người gửi
Sự việc, lí do, nguyện vọng cần trình bày trong đơn
Cam đoan và cảm ơn
Ngày tháng năm và nơi làm đơn
Người gửi đơn kí tên.
Hai lá đơn trên giống nhau về cơ bản nhưng đơn theo mẫu có thêm một vài chi tiết tỉ mỉ hơn như: dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ.
Phần quan trọng mà đơn nào cũng phải có là:
Quốc hiệu
Tên đơn
Nơi gửi đơn
Họ tên và nơi ở của người gửi
Sự việc, lí do, nguyện vọng
Lời cám ơn. Ngày tháng năm
Kí tên
III. CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN
1. Viết theo mẫu (xem SGK Ngữ văn 6, tập hai)
2. Viết không theo mẫu (xem SGK Ngữ văn 6, tập hai)
Tóm tắt:
Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) để đề đạt một nguyện vọng của mình gửi tới một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyên vọng đó.
Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi đề đạt nguyên vọng gì?
Mai Thu