30/05/2018, 08:33

Cách gói bánh chưng vuông vắn bằng tay cho ngày Tết

Cách gói bánh chưng vuông dân tộc Việt Nam ta có nhiều thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của truyền thống văn hóa Việt Nam. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy ...

Cách gói bánh chưng vuông dân tộc Việt Nam ta có nhiều thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của truyền thống văn hóa Việt Nam. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Làm bánh chưng ngon và đẹp thì cần một đôi tay khéo léo để gói bánh đẹp và chắc. Những buổi sum họp gia đình mọi người vây quanh cùng trò chuyện cùng gói những chiếc bánh chưng để đón Tết thì chiếc bánh được làm ra tràn đầy ý nghĩa phải không nao. Hãy cùng icachlam.net học cách gói bánh chưng đẹp theo sự hướng dẫn dưới đây nhé.

Cách gói bánh chưng vuông vắn bằng tay thật khéo léo cho ngày Tết thêm vui phần 1

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

  • + Thịt ba chỉ: 100g/cái
  • + Gạo nếp: 400g/cái
  • + Đỗ xanh: 100g/cái
  • + Hạt tiêu, muối, hành
  • + Lạt: 2-4 chiếc/cái
  • + Lá dong: 4 chiếc/cái

Các bước gói bánh chưng vuông

Bước 1: Cách lựa chọn lá gói bánh

  • Một số gia đình dùng cách làm bánh chưng bằng lá chuối, vậy nên chọn á xanh, không bị rách.
  • Tuy nhiên, khuyên bạn là nên dùng cách gói banh chưng lá dong thì sẽ dễ gói hơn và nhìn cũng đẹp mắt hơn. Lá dong có bán phổ biến ngoài chợ nên có thể mua được dễ dàng.
  • Bạn nên chọn những lá to đều, lá không bị táp cũng không rách, đặc biệt nên chọn là có màu xanh mướt nhé.

Bước 2: Cách chọn lạt buộc và gạo nếp

  • Để chọn lạt buộc thì nên dùng loại lạt giang, mỏng nhưng dai, để khi gói không dứt giữa chừng cùng không quá cứng, khó buộc bánh. Khi mua lạt về ta cho vào nồi nước có chút muối, hấp lên để lạt mềm hơn trước khi dùng gói bánh.
  • Chọn gạo nếp tất nhiên nên chọn nếp câng, hoặc nếp cái hoa vàng thì gạo sẽ dẻo, thơm và ngon hơn, lựa những hạt tròn, to và mẩy.

Bước 3: Chọn đậu và thịt

  • Thường khi chọn đỗ xanh, có 2 lựa chọn phổ biến là đỗ xanh mỡ và đỗ xanh tiêu. Bạn nên chọn đỗ xanh tiêu, dù hạt bé hơn nhưng khi dùng gói bánh sẽ bở và thơm hơn đỗ xanh mỡ.
  • Thịt mua gói bánh chưng nên là thịt ba chỉ, vừa có nạc lại vừa có mỡ, không quá khô cũng không bị bã thịt sau khi luộc bánh như thịt thăn.
  • Tất nhiên, tùy vào khẩu vị gia đình mà có thể chọn phần thịt có mỡ nhiều hơn hoặc nạc nhiều hơn một chút là được.

Bước 4: Xử lí nguyên liệu

  • Để cách gói bánh chưng có màu xanh thì mua thêm lá dứa hoặc lá giếng, rửa sạch rồi xay nhỏ, vắt lấy phần nước xanh của lá và trộn với gạo, như thế vỏ bánh sẽ có màu xanh cực bắt mắt sau khi luộc.
  • Cách gói bánh chưng bằng khuôn thường sẽ đều, cân bánh và đẹp mắt hơn, nhưng khi ăn lại phải dỡ lá khá khó khăn, vì vậy, nên chọn cách gói bánh chưng bằng tay đẹp mà lại đơn giản hơn nhiều sau đây nha.
  • Đem lá dong đi rửa thật sạch rồi dùng khăn sạch lau khô cả 2 mặt lá. Tiếp đến ta dùng chiếc dao mỏng và sắc để lột phần cuộn lưng, như vậy khi gói lá dong sẽ mềm hơn, không bị gãy giữa chừng.
  • Phần sống lá ta cũng không bỏ đi mà giữ lại để lót nồi luộc bánh.
  • Vo sạch gạo nếp rồi để ngâm từ đêm trước hôm gói bánh, chuẩn bị gói thì vớt gạo ra chõ ráo, sau đó chó vào chút muối, xắc đều, như vậy bánh sẽ đậm đà hơn, không bị quá nhạt.
  • Đỗ xanh ta cũng ngâm với nước chừng nửa ngày cho mềm thì chà vỏ và đãi cho sạch. Với đỗ ta còn phải đem hấp lên cho chín và dùng đũa đánh tơi lên, dùng tay nắm thành các viên đủ dùng cho 1 chiếc bánh chưng.
  • Thái thịt lợn thành miếng mỏng nhưng to bản, đem ướp cùng chút muối, tiêu và hành cho ngấm gia vị.

Bước 5: Gói bánh

  • Có một số người khi gói bánh thường sử dụng cách gói bánh chưng 2 lá, nhưng cách gói này khó, hơn nữa trong quá trình luộc và nén bánh dễ làm bánh bị bục, vì thế chúng ta sẽ dùng cách gói bánh chưng 4 lá nhé.
  • Đặt 2 chiếc lá theo chiều dọc, 2 chiếc đặt theo chiều ngang, lá nào nằm bên ngoài thì nên quay mặt phải của lá ra, nhìn bánh sẽ đẹp mắt hơn, lá trong thì lật ngược lại, như vậy bánh mới có màu xanh.
  • Đổ một bát gạo nếp vào giữa các lớp lá vừa xếp, cho tiêu đỗ xanh và nhân thịt, rồi lại cho một lớp gạo nếp lên trên để phủ toàn bộ thịt và đậu.
  • Dùng tay gấp mép lá lên, nắn chỉnh cho vuông, gói 2 bên ngang rồi đến 2 bên dọc. Trong lúc 1 tay dùng để giữ bánh thì tay kia luồn lạt.
  • Tiếp đến ta bẻ phần lá dưa ở đầu bánh, gập lại cho vuông rồi xếp 2 bên phần nhọn vào. Khi buộc lạt thì dựng đứng bánh lên, buộc ngang dọc, chắc tay vừa đủ, không nên quá lỏng cũng không nên quá chật, số lượng lạt thì tùy thuộc vào bạn lựa chọn, thường là 3,4 lạt/chiếc.

Lúc đầu các bạn sẽ gói bánh không quen những chiếc báh ban đầu không được đẹp thì các bạn cũng không nên nãn làm dần các bạn sẽ quen tay và khéo léo hơn thôi. Nét đẹp truyền thống này nên được giữa gìn và lưu truyền cho các con cháu mai sau vì Tết là cái Tết đoàn viên mà. Chúc các bạn gói bánh chưng thành công và luôn đồng hành cùng icachlam.net nhé.


0