06/02/2018, 10:33

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Trong văn bản biểu cảm, mặc dù tự sự và miêu tả không phải là các yếu tố chính tạo nên nội dung bài văn nhưng lại là những yếu tố có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi người viết muốn bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, hay nói khác đi, ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Trong văn bản biểu cảm, mặc dù tự sự và miêu tả không phải là các yếu tố chính tạo nên nội dung bài văn nhưng lại là những yếu tố có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi người viết muốn bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, hay nói khác đi, muốn bộc lộ cảm xúc của mình trước những hành động cao đẹp, giàu lòng yêu thương, tôn trọng và nâng cao phẩm giá con người. Nếu trong truyện kể, tự sự giúp cho việc kể chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc thì trong văn biểu cảm, cái quan trọng nhất không phải là ở đấy mà lại là ở chỗ ý nghĩa sâu xa của những yếu tố được kể đó đã buộc người đọc phải suy nghĩ, cảm xúc.

2. Trong văn biểu cảm, những yếu tố miêu tả giúp cho người đọc dễ hình dung sự việc hơn, dễ tưởng tượng hơn và qua đó giúp người đọc cảm thụ văn bản tốt hơn. Chính vì thế, trong văn biểu cảm, việc miêu tả chân thât sẽ có sức gợi lớn đốì với người đọc.

3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh,… mà chủ yếu là để khêu gợi cảm xúc và chịu sự chi phối của cảm xúc.

Vì vậy, khi muốn thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc đối với cuộc sống xung quanh, người ta thường dùng tự sự và miêu tả để gợi ra đốì tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Bài thơ Bài ca nhả tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ và đoạn trích Tuổi thơ im lặng của. Duy Khán là minh chứng rõ ràng và cụ thể cho những điều trên. Trong bài Bài ca nhà tranh, bị gió thu – phá, Đỗ Phủ đã sử dụng rất khéo léo, nhuần nhuyễn phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra cảnh căn nhà tranh của mình bị gió thu phá nát và qua đó gửi gắm những suy nghĩ, những ước mơ được nhà rộng muôn ngàn gian của mình. Những yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ đã chịu sự chi phối của những yếu tố biểu cảm, cảm xúc. Hay trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, chúng ta cũng thây tính chất của những yếu tố tự sự và miêu tả tương tự như trong thơ Đỗ Phủ. Duy Khán đã tập trung vào kể và tả ngón chân, bàn chân và cả cuộc đời vất vả của cha đè nặng trên đôi chân ấ’y. Trên cơ sở kể và tả đó, Duy Khán đã bộc lộ cảm xúc: "Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương, dãi nắng đã thành bệnh". Kể và tả nhăm bộc lộ cảm xúc chính là như vậy.

III – HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Khi kể lại nội dung bài Bài ca nhả tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm, cần chú ý mây điểm sau:

– Đoạn 1 (5 dòng thơ đầu): Gồm cả hai yếu tố tự sự và miêu tả. Tự sự: 2 dòng đầu ; miêu tả: 3 dòng tiếp theo. Việc kể và tả này tạo thành cái nền chung cho việc biểu cảm ở những đoạn thơ sau.

– Đoạn 2 (5 dòng tiếp theo): Tự sự xen lẫn với biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm được thể hiện rõ trong các từ ngữ khinh ta giả không sức, lòng ấm ức. cảm xúc chung của cả đoạn này là sự ấm ức vì già yếu, bất lực.

– Đoạn 3 (8 dòng thơ tiếp): Tự sư, miêu tả và biểu cảm đan xen nhau.

+ Tự sự: kể chuyện gió, mây, trời, mền vải, con nằm, nhà dột, mưa rơi…

+ Miêu tả: mây tối mực, trời thu mù mịt, mền vải lạnh tựa sắt, mưa dày hạt…

+ Biểu cảm: Đêm dài ướt át sao cho trót?

– Đoạn còn lại (5 dòng thơ cuối): Đây là đoạn biểu cảm. cả đoạn thơ đã bộc lộ tình cảm cao thượng, vị tha, quên thân mình mà nghĩ đến những người nghèo khổ của tác giả: ước được nhà rộng muôn ngàn gian, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

2. Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm, các em phải viết lại thành một văn bản biểu cảm khác. Các em chỉ được dựa vào văn bản đã cho để viết thành bài của mình chứ không được sao chép, lặp lại nguyên văn từng câu, từng chữ đã có sẵn. Khi viết, các em dùng lại ý đã có, và có thể dùng lại một vài từ ngữ nào đấy khi thấy cần thiết. Cần hết sức tránh việc mượn tràn lan những câu chữ đã có sẵn trong bài văn cho trước.

Để chuyển văn bản Kẹo mầm chủ yếu được viết theo phương thức kể sang phương thức biểu cảm, các em lưu ý một số nội dung dưới đây được thể hiện trong bài viết:

Tự sự: Kể chuyện mẹ và chị gỡ tóc giắt lên chỗ mái hiên nhà; chuyện tóc rốì đổi kẹo và chuyện bà cụ đổi kẹo ngày trước; chuyện mẹ mất, chị lấy chồng xa; chuyện tưởng tượng thấy mẹ khi nghe tiếng rao đổi kẹo…

Miêu tả: cảnh mẹ và chị gỡ tóc; hình ảnh gánh hàng của bà đổi kẹo; hình ảnh que kẹo mầm ngày trước…

Biểu cảm: Que kẹo mầm tuổi thơ gợi ra trong lòng tác giả cảm xúc bồi hồi, sự thương nhớ mẹ vời vợi, không bao giờ nguôi trong lòng người con.

Mai Thu

0