Bài 13 – Tiếng gà trưa
Bài 13 – Tiếng gà trưa Hướng dẫn ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Tựa bài thơ là “Tiếng gà trưa”. Trong bài thơ có bôn lần câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại. Câu thơ chỉ rõ ba chữ ở đầu các khổ thơ năm chữ. Cứ mỗi lần lặp lại, câu thơ “Tiếng gà trưa” lại khơi dậy ...
Bài 13 – Tiếng gà trưa
Hướng dẫn
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tựa bài thơ là “Tiếng gà trưa”. Trong bài thơ có bôn lần câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại. Câu thơ chỉ rõ ba chữ ở đầu các khổ thơ năm chữ.
Cứ mỗi lần lặp lại, câu thơ “Tiếng gà trưa” lại khơi dậy một hình ảnh kỉ niệm thời tuổi nhỏ. Câu thơ này không những liên kết các hình ảnh ấy mà còn điểm nhịp cho dòng cảm xúc trong bài thơ.
Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.
2. Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ố trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng cho. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới xênh xang có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.
Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.
3. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu:
Qua các từ ngữ và hình ảnh: Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu “Bà lo đàn gà toi. Mong chờ đừng sương muối”, đã nổi bật lên hình ảnh một người bà trong tâm trí của cháu. Đó là một người bà tảo tần chắt chiu trong cảnh nghèo khó, luôn dành dụm tình yêu thương chăm lo cháu chắt mót cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu mình. Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu nếu có la rầy trách mắng cháu thì chẳng qua cũng là vì tình yêu thương cháu.
Tình bà cháu ở đây qua những kỉ niệm thật thắm thiết và sâu nặng. Bà đùm bọc chắt chiu chăm lo cho cháu. Cháu lại yêu thương và trọn lòng kính trọng biết ơn bà.
4. Bài ‘Tiếng gà trưa” làm theo thể 5 tiếng (ngũ ngôn) nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt, về cách gieo vần cũng thế, tác giả dùng cả vần liền và vần cách. Các khổ thơ cũng có thể nhiều hơn bốn câu, số chữ trong câu cũng có thể ít hơn nên có nhiều dòng thơ chỉ có ba (Tiếng gà trưa).
Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài (bôn lần) ở đầu các khổ thơ.
Mỗi lần nhắc lại, câu thơ Tiếng gà trưa lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi nhỏ ngày xưa, nó vừa như sợi dây kết liền các hình ảnh ấy lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Mai Thu