Bài 16 – Ôn tập tác phẩm trữ tình
Bài 16 – Ôn tập tác phẩm trữ tình Hướng dẫn 1. Tên tác giả của những tác phẩm sau: – Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch. – Phò giá về kinh: Trần Quang Khải. – Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh. – Cảnh khuya: Hồ Chí Minh. – Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri ...
Bài 16 – Ôn tập tác phẩm trữ tình
Hướng dẫn
1. Tên tác giả của những tác phẩm sau:
– Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch.
– Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.
– Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.
– Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.
– Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương.
– Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến.
– Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: Trần Nhân Tông.
– Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ.
2. Sắp xếp cho khớp tác phẩm và nội dung tư tưởng, tình cảm:
– Rằm tháng giêng: Tình cảm yêu thiên nhiên, yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
– Qua đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thanh lặng giữa núi đèo hoang sơ.
– Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm yêu thương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
– Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
– Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
– Bài ca Côn Sơn: Nhân cách và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
– Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng qua khoảnh khắc đêm vắng.
– Cảnh khuya: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
3. Sắp xếp lại cho khớp tác phẩm (hoặc đoạn trích) và thể thơ:
– Sau phút chia tay: Song thất lục bát.
– Qua đèo Ngang: Bát cú Đường luật.
– Bài ca Côn Sơn: Lục bát.
– Tiếng gà trưa: các thể thơ khác ngoài các loại trên.
– Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Các thể thơ khác ngoài các thể thơ trên.
– Sông núi nước Nam: Tuyệt cú đường luật.
4. Các ý kiến chính xác:
b, c, d, g, h. Còn lại là ý kiến không chính xác: a, e, i, k.
5. Điền vào chỗ trống:
a) tập thể, truyền miệng.
b) lục bát.
c) ẩn dụ, so sánh, tượng trưng.
Ghi nhớ:
|
Mai Thu