Các thói quen giúp học tốt tiếng Anh của nữ thạc sĩ ĐH Harvard
Sau đây là các thói quen học tiếng Anh mà cô Thu Hiền, Thạc sĩ Báo chí quản lý ĐH Columbia và ĐH Harvard, đã rèn luyện được và nhờ đó mà có được vốn tiếng Anh "khủng". Để có thể học giỏi tiếng Anh, người học cần phát triển The learning habit - "Thói quen học tập". Nếu bạn đã có một t ...
Sau đây là các thói quen học tiếng Anh mà cô Thu Hiền, Thạc sĩ Báo chí quản lý ĐH Columbia và ĐH Harvard, đã rèn luyện được và nhờ đó mà có được vốn tiếng Anh "khủng".
Để có thể học giỏi tiếng Anh, người học cần phát triển The learning habit - "Thói quen học tập". Nếu bạn đã có một thói quen học tiếng Anh thì việc học sẽ trở nên dễ dàng, diễn ra rất tự nhiên ở mọi nơi, mọi chỗ và bạn không nhất thiết phải ngồi vào bàn mới học được.
Học ngoại ngữ là học từ đời sống, học từ thực tế những cuộc đối thoại trong cuộc sống. Học trên sách vở chỉ nên là phần nền tảng ban đầu
1. Học từ mọi người xung quanh
Trong trường hợp của tôi thì những người đó phần lớn là người nước ngoài , vì sau khi ra trường tôi làm việc cho một hãng thông tấn báo chí của Mỹ. Nếu các bạn không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, thì học từ những người khác thạo tiếng Anh hơn mình, hoặc cùng có sở thích học tiếng Anh.
Nói tóm lại là bất kỳ ai giỏi tiếng Anh hơn bạn đều có thể trở thành một người dạy tốt. Nếu bạn tranh thủ được các cơ hội này, bạn sẽ không chỉ hạn chế việc học tiếng Anh vào giờ lên lớp buổi tối khi thầy cô giáo của mình yêu cầu mở vở và đọc theo họ. Hãy tranh thủ nói chuyện với họ và mở rộng các giác quan ra để tiếp thu ngôn ngữ. Đừng chỉ đóng mình lại và tự hạn chế lại những cơ hội học tập khác.
2. Học một cách chủ động
Trong thực tế rất nhiều người trong chúng ta thường học ngoại ngữ một cách thụ động: đăng ký một khóa học một tuần hai ba buổi, đến lớp đều đặn và học hết mọi thứ trong sách và làm bài theo lời cô giáo dặn. Cái mà ít người làm là biến tiếng Anh thành một kiến thức chủ động, một phần của cuộc sống hàng ngày mà chúng ta thu thập và sử dụng bất kỳ lúc nào có thể và ở mọi nơi.
Tất nhiên là bạn sẽ hỏi: Hàng ngày tôi không tiếp xúc với ai nói tiếng Anh, chả lẽ lại mang tiếng Anh ra để nói chuyện với người Việt? Cái chủ động ở đây theo ý tôi là bạn phải học có mục đích. Bạn học để làm gì và bạn có mục tiêu thế nào. Dựa vào mục tiêu đó, bạn sẽ tìm cơ hội để mình sử dụng cái vốn ngôn ngữ đã tích lũy được. Ví dụ như khi là sinh viên, bạn hãy chủ động học tiếng Anh bằng cách tranh thủ nói chuyện với những người bạn sinh viên khác. Các bạn có thể cùng chia sẻ ý kiến với nhau về một bộ phim tiếng Anh mà bạn đã cùng xem. Từ việc lắng nghe và sử dụng những vốn từ học được qua bộ phim, cộng thêm việc nói chuyện và lặp lại những điều đó là bạn đã giúp mình tăng trình tiếng Anh của mình hơn một chút.
3. Phải luôn lắng nghe
Một trong những việc quan trọng nhất trong học tiếng Anh là nghe. Trong việc học ngoại ngữ hàng ngày, người có tai nghe tốt nhận ra từ mới, cách nói khác, cách , và họ nhận ra khi chính bản thân họ mắc lỗi trong cách phát âm, cách nói. Họ học từ hoặc cách nói qua nghe chứ không nhất thiết phải ghi lại hay biết cách đánh vần.
Hãy tập cho mình những thói quen này nhé! (nguồn ảnh: CareersPlay)
4. Không ngại hỏi, kể cả câu “ngớ ngẩn”
Nhiều bạn thường ngại hỏi vì sợ bị chê cười nhưng các bạn hãy nên bỏ thói quen này. Khi nói chuyện trực tiếp với người khác bằng tiếng Anh, bạn sẽ có cơ hội để hội thoại và trong những trường hợp này tôi gợi ý các bạn nên kết hợp nghe với hỏi. Người Mỹ rất chuộng câu “Chẳng có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả!” Vì thế họ sẽ không đánh giá bạn nếu bạn hỏi “What does that mean?” khi gặp phải từ khó mà bạn không biết.
Nếu bạn không biết một từ đánh vần thế nào (tên riêng chẳng hạn), bạn luôn có thể hỏi “How do you spell that?” Không nên đoán mò. Khi bạn hỏi, người nói có thể sẽ nhắc lại hoặc thay đổi cách diễn đạt để giúp bạn hiểu dễ hơn. Họ cũng có thể sẽ đưa thêm thông tin vào để giải thích kỹ hơn. Phản ứng của người nói sẽ giúp bạn hiểu dễ hơn. Vì vậy, nếu có cơ hội giao tiếp trực tiếp với , đừng ngồi nghe một cách thụ động và để mất cơ hội học quý giá này.
5. Tập thói quen ghi chép
Khi nghe, trong khi học hoặc trong cuộc sống hàng ngày (khi xem phim, nghe đài) các bạn nên tập thói quen ghi chép. Tôi làm phóng viên nhiều năm nên ghi chép là thói quen nghề nghiệp. Song nếu bạn chưa làm việc này, tôi gợi ý bạn mang theo mình cuốn sổ tay nhỏ, thấy từ gì mới và hay ghi lại. Bạn có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác cách đọc khi có dịp.
Khi học ngôn ngữ ở thời trẻ thơ chúng ta chẳng ghi chép gì mà vẫn nhớ. Nhưng khi lớn rồi đầu óc chúng ta luôn thu thập thôngtin và phải quên kiến thức cũ thì mới có chỗ cho kiến thức mới. Hơn nữa nhiều người học bằng , nên khi nhìn vào từ sẽ nhớ lâu hơn là chỉ nghe không…
Bạn có thể thấy việc ghi chép khó khăn nếu chúng ta không biết hết từ. Điều đó đúng, nhưng chỉ cần ghi lại từ đó theo cách phát âm mà bạn đoán thôi thì khi hỏi người khác cũng dễ nhớ hơn.
6. Phải nói và nói to rõ ràng
Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh, bạn phải nói. Kể cả những câu đơn giản và nói ngay từ khi mới học.Bạn đừng mơ tưởng là bạn sẽ học tốt ngữ pháp, biết nhiều từ hay tăng kỹ năng đọc và nghe rồi tự nhiên một ngày nào đó bạn sẽ giao tiếp một cách vô tư.
Tôi có quen một anh hiện làm CEO của một doanh nghiệp rất thành công. Anh là một ví dụ của người mà tôi rất ngưỡng mộ: anh ấy bắt đầu học tiếng Anh lúc gần 30 tuổi, tập trung rất nhiều vào ngữ pháp và từ vựng, sau đó lao vào luyện thi TOEFL để đi du học và hoàn thành bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh. Nhưng anh nhận ra rằng cách học cấp tốc và không chú trọng vào phát âm và nói làm cho anh ấy gặp rất nhiều khó khăn về giao tiếp khi ra nước ngoài. Cụ thể là khi anh nói, nhiều người nghe không hiểu và hỏi lại, và họ chỉ hơi tỏ ra thiếu kiên nhẫn là anh bối rối và càng không nói được.
Vì thế, sau khi hoàn thành bằng thạc sỹ anh dành 6 tháng sang Canada chỉ để học phát âm và học nói. Kết quả là anh ấy nói chuẩn, tự tin và giao tiếp hiệu quả hơn rất nhiều.
Tôi mong rằng các bạn sẽ bắt đầu học phát âm và nói sớm hơn để không phải trải qua những trải nghiệm vất vả như anh bạn tôi. Nhưng không lúc nào là quá muộn: hãy nói tiếng Anh ngay hôm nay!
Nguồn: Rockit Online