Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định, yêu càu đơn vị thanh toán ( ngân hàng, kho bạc…) trích một số tiền từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng trong thời gian hiệu lực của ...
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định, yêu càu đơn vị thanh toán ( ngân hàng, kho bạc…) trích một số tiền từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng trong thời gian hiệu lực của tờ séc đó.
Về nguyên tắc người phát hành séc chỉ được phát hành trong số dư phạm vi tài khoản của mình, nếu vượt quá sẽ phải chịu một khoản tiền phạt.
Chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm : Người phát hành, người thụ hưởng và ngân hàng ( trong đó người phát hành và người thụ hưởng nhất thiết phải có TKTG tại ngân hàng ). Mỗi chủ thể này đều có quyền lợi, nghĩa vụ và trác nhiệm nhất định trong thanh toán séc.
Hiện nay, trong TTKDTM ở nước ta, thanh toán séc qua ngân hàng thông dụng nhất là 2 loại séc chuyển khoản và séc bảo chi :
Séc chuyển khoản
Là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân hàng về việc trích nộp một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc.
Séc chuyển khoản không được phép lĩnh TM. Chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng ( một kho bạc) hoặc khác chi nhánh ngân hàng ( khác kho bạc ) nhưng các ngân hàng các kho bạc này có tham gia TTBT trên địa bàn tỉnh thành phố. Thời gian hiệu lực thanh toán của mỗi tờ séc là 15 ngày kể từ ngày ký phát hành, đến ngày nộp vào ngân hàng. Người phát hành séc phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờ séc. Người thụ hưởng khi nhận séc phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của tờ séc.
Séc bảo chi
Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được ngân hàng bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi bảo đảm thanh toán séc ) được ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho khách hàng.
Séc bảo chi được dùng để thanh toán giữa các ngân hàng hoặc khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống, nếu khác hệ thống thì phải cùng địa bàn có tham gia TTBT.
Khả năng thanh toán séc bảo chi rộng hơn hơn séc chuyển khoản và được đảm bảo, không xảy ra tình trạng phát hành qua số dư. Mỗi lần phát hành séc bảo chi, chủ tài khoản lập 2 liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèm theo tờ séc có ghi đầy đủ các yếu tố, trực tiếp nộp vào ngân hàng (hoặc kho bạc) nơi mình mở tài khoản.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, thanh toán nợ. UNC được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng, khác hệ thống ngân hàng khác tỉnh.
Thanh toán bằng séc chuyển tiền
Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng trong đó người đại diện đứng tên trên tờ séc trực tiếp cầm và chuyển nộp séc vào ngân hàng trả tiền để lĩnh tiền mặt hay chuyển khoản để chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Séc chuyển tiền được thanh toán giữa các ngân hàng khác địa phương nhưng cùng hệ thống NHTM. Thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc. Trên séc có ghi ký hiệu mật.
UNT là lệnh của người bán viết trên mẫu in sẵn do đơn vị bán lập, nhơ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền say khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo các chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ đã được thoả thuận.
Phát hành phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng hoạc các chi nhánh ngân hàng khác trong cùng một hệ thống hoạc khác hệ thống.
Bên mua và bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phát hành phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT.
Thư tín dụng ( TTD) là lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phát hành ương yêu cầu trả tiền theo chứng từ của người bán đã giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua.
Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán sãn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào ngân hàng một số tiền đủ để mở TTD thanh toán mua hàng.
TTD dùng để thanh toán trong điều kiện đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao trong hợp đồng. Mỗi TTD chỉ thanh toán cho một người bán bằng chuyển khoản Ngoài ra để tạo điều kiện cho ngân hàng và các bên tham gia thanh toán kiểm soát an toàn cũng như tiết kiệm các chi phí thanh toán người ta quy định mỗi TTD có thời hạn 3 tháng và mức tiền tối thiểu của TTD là 10 triệu đồng. Nếu không sử dụng hết tiền thì trả lại tài khoản đơn vị mở TTD, TTD không được thanh toán bằng tiền mặt.
Hiện nay TTTTD chủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế đối với các đơn vị xuất nhập khẩu vì khi đó bên mua và bên bán không quen biết nhau và do đó khó có thể biết được khả năng tài chính của nhau. Do vậy thanh toán băng L/C đối với các doanh nghiệp trong nước là rất ít.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng.
Thẻ thanh toán có khả năng chi trả được nhiều loại tiền, nó sẽ dần thay thế hình thức gửi tiết kiệm một nơi, lấy nhiều nơi đang được áp dụng trong các ngân hàng tiền mặt. Thẻ thanh toán do NHPH, bán cho các cá nhânvà các doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, công nợ và lĩnh tiền mặt. Người dân có thể rút tiền tại các NHĐL thanh toán hay máy rút tiền tự động ATM.
Thể thức thanh toán bằng thẻ đã được quy là một trong những thể thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, vốn và nền kinh tế nước ta chưa đủ điều kiện để sử dụng một cách phỏ biến. Vì vậy cần phải có sự quan tâm đầu tư từng bước phù hợp với tình hình thực tế từ phía ngân hàng Nhà nước cũng như ngân hàng thương mại.