24/05/2018, 22:12

Các biện pháp liên quan đến dịch vụ

Không bị hạn chế trong một số hình thức cụ thể như các biện pháp cạnh tranh trên, các biện pháp liên quan đến dịch vụ được thực hiện rất đa dạng. Đây là công cụ cạnh tranh rất lợi hại. Vì thế các dn rất ưa dùng biện pháp này. Thực hiện dịch ...

Không bị hạn chế trong một số hình thức cụ thể như các biện pháp cạnh tranh trên, các biện pháp liên quan đến dịch vụ được thực hiện rất đa dạng. Đây là công cụ cạnh tranh rất lợi hại. Vì thế các dn rất ưa dùng biện pháp này. Thực hiện dịch vụ, doanh nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu bán hàng tức thời mà nhằm mục tiêu lớn hơn là xây dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động dịch vụ sau:

Dịch vụ trước bán hàng:

Để thuyết phục khách hàng mua hàng, dn cần phải tiến hành các hoạt động dịch vụ ngay cả trước kih có sự tiếp xúc giữa người bán hàng và người mua . Những hoạt động này bao gồm các dịch vụ về thông tin, giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, về các loại hàng hoá và các dịch vụ kèm theo., các dịch vụ về chuẩn bị hàng hoá, đóng gói sẵn theo yêu cầu của khách hàng, triển lãm hàng hoá tại các hội chợ, giới thiệu sản phẩm và bày mẫu hàng… Những dịch vụ này có tác dụng làm khách hàng biết về sản phẩm của công ty, tin tưởng vào nó và gia tăng nhu cầu tiêu dùng.

Dịch vụ trong bán hàng.

Tại thời điểm bán hàng, người bán có cơ hội giao tiếp với người mua. Vì thế đây là một cơ hội rất tốt để thực hiện dịch vụ đối với người mua. Hoạt động dịch vụ có thể được thực hiện rất đa dạng như bao gói hàng hoá, vận chuyển theo ý người mua, hướng dẫn trong quá trình mua hàng. Những hoạt động dịch vụ được thể hiện tốt luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Dịch vụ sau bán hàng.

Bán được hàng xong không có nghĩa là không phải thực hiện tiếp tục các hoạt động dịch vụ. Thực tế hoạt động dịch vụ sau khi bán quan trọng không kém gì hoạt động trong khi bán. Hoạt động này thường bao gồm chăm sóc khách hàng khi bán hàng, khắc phục sự cố và giải đáp những yêu cầu của khách hàng. Những hoạt động như vậy giúp công ty xây dựng được một mối quan hệ chặt với khách hàng.

Chúng ta có thể kể đến rất nhiều các trường hợp thành công khi sử dụng công cụ cạnh tranh. Ví dụ như: công ty xe máy Honda đang chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường xe máy Việt Nam. Sản phẩm của công ty ngoài chất lượng tốt, giá hợp lý mà còn dễ dàng được sửa chữa nhờ một hệ thống các cửa hàng do Honda uỷ nhiệm trên khắp cả nước với phụ tùng rất dễ mua.

Rõ ràng sử dụng công cụ cạnh tranh này, công ty không cần phải huy động nguồn lực lớn như các biện pháp khác. Nhưng nó lại đòi hỏi các công ty phải có một chính sách dịch vụ rõ ràng nhất quán được ủng hộ bởi toàn thể các thành viên trong công ty và các hệ thoóng có liên quan. Chính sách đó phải được thực hiện một cách nghiêm túc do những người được huấn luyện kỹ càng. Tất cả điều này đều dựa trên hệ thống quản trị hiện đại, chính quy. Nhưng rõ ràng đây là một điểm yếu của các công ty Việt Nam. Chính vì vậy mặc dù các công ty đều nhận thức rõ điều này nhưng không phải mọi công ty đều có khả năng sử dụng nó.

0