21/02/2018, 08:39

Cảm nhận khổ 6, 7 bài thơ Sóng

Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Tình yêu cũng là bến đỗ, điểm hẹm tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Mỗi trái tim yêu ngân rung một cung bậc, mỗi thi sĩ lại có một ...

Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Tình yêu cũng là bến đỗ, điểm hẹm tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Mỗi trái tim yêu ngân rung một cung bậc, mỗi thi sĩ lại có một tiếng nói riêng về tình yêu. Nếu Xuân Diệu chọn biển để bộc bạch mộ tình yêu ham hố, vồ vập đến cuồng nhiệt, thi sĩ Nguyễn Bính mượn hình ảnh giàn trầu, hàng cau để giãi bày nỗi nhớ tương tư chất chứa thì nữ sĩ Xuân Quỳnh lại tìm đến sóng để phơi trải xúc mãnh liệt thiết tha sôi nổi của mộ trái tim phụ nữ khát khao yêu thương. “Sóng” là một trong những ánh thơ hay nhất về tình yêu của Xuân Quỳnh. Góp phần làm nên thành công cho bài thơ “sóng”, ta phải kể đến hai khổ thơ 6 và 7:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.

Nếu nhớ thương là nỗi niềm khắc khoải nhất trong tình yêu thì thủy chung luôn là vẻ đẹp cao quý nhất của tình yêu. Chạm đến xúc cảm của tình yêu, người cong ái trong thơ Xuân Quỳnh không còn giấu diếm mà trực tiếp giãi bày lòng mình. Đây là khổ thơ duy nhất trong toàn bài thơ, người con gái mượn sóng để nói hộ lòng mình. Ta không nghe thấy tiếng sóng chỉ nghe thấy tiếng lòng của em. Dù ra Bắc hay vào nam, dù đi ngược hay về xuôi, dù lên rừng xuống biển, dù ở bất cứ nơi đâu, dù có đi tới chân trời góc bể, dù em có phải cách xa nha đến chừng nào thì em vẫn luôn nghĩ về anh, luôn hướng về anh. Và dù trời đất vũ trụ có bốn phương, tám hướng thì trái tim em chỉ có một phương duy nhất – phương anh. Nếu phương Bắc là định vị cho la bàn thì phương anh là định vị cho  trái tim em. Dấu – đặt giữa câu thơ , tách hai chữ “một phương” riêng thành một vế. Chính điều đó tạo nên điểm nhấn, sâu lắng, nồng nàn của xúc cảm thơ. Cách diễn đạt của Xuân Quỳnh trong khổ thơ có một điểm lại mà thú vị. Tại sao nữ sĩ không diễn đạt theo quy luật thông thường mà bất ngờ đảo ngược thành xuôi Bắc ngược Nam. Có phải chăng vì “Sóng” ra đời những năm chống Mĩ ác liệt. Lúc ấy, phương nam là tiền tuyến, phương bắc là hậu phương mà ta thường nói dẫu xuôi về phương tiền tuyến, ngược về hậu phương. Có phải chăng bằng cách đảo chiều bất ngờ ấy, nữ sĩ ngầm khẳng định cho dù vạn vật luôn đổi thay,cuộc đời luôn điên đảo, lòng người dễ thay đen, đổi trắng dễ biễn ngược thành xuôi nhưng trái tim em không bao giờ thay đổi, luôn hướng trọn về phương anh. Tình yêu thủy chung giữa dòng đời vạn biến là vẻ đẹp cao quý chỉ  có trong trái tim phụ nữ dám cháy hết mình cho tình yêu. Nếu nhớ thương là sức lên tiếng của xúc cảm thì nghĩ suy âm vang từ khối óc. Từ “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”, đến “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh một phương”, ý thơ đã có sự phát triển đại đến độ sâu sắc hơn, trọn vẹn hơn. Hình bóng của anh đã thực sự chiếm trọn tiếng lòng lẫn khối óc của em. Hiếm có tình yêu nào sâu sắc mãnh liệt hơn thế.

Một nét độc đáo của bài thơ “Sóng” là luôn có sự sóng đôi, song hành giữa hình tượng sóng và em. Song hành như thế để hòa hợp, để cộng hưởng, để ngân vang:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Ở bất cứ nơi nào, dù xa cách bao nhiêu, dẫu cuộc đời đảo điên đến đâu em cũng hướng duy nhất về phương anh. Những con sóng ngoài khơi xa giữa đại dương bao la cũng vậy, cũng háo hức trở về bờ. Muôn trùng xa cách, bão táo phong ba, biển động gió gầm, những con sóng vẫn miệt mài, bền bỉ tới bờ trong niềm xúc cảm háo hức, nồng nàn mãnh liệt. Trở về bờ là quy luật tự nhiên của muôn ngàn con sóng, mãi mãi hướng về anh là lẽ sống của trái tim em. Dường như Xuân Quỳnh đã nhập thân vào sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông để bộc bạch những khát khao tình yêu thổn thức trong trái tim mình. Mỗi đợt sóng ùa vào bờ là nỗi nhớ lại dội lên thổn thức khắc khoải. Trăm ngàn con sóng ùa vào bờ là nỗi nhớ niềm thương cứ dâng lên tầng tầng lớp lớp miên man. Trở về bờ, sóng ru mình trong yên ả, êm ả. Về bên anh, em đắm mình trong hạnh phúc ngọt ngào. Bằng trải nghiệm của đời mình, hơn ai hết, Xuân Quỳnh thấm thía sâu sắc ý nghĩa của tình yêu đích thực, của hạnh phúc sau những trắc trở, đắng cay. Nhiều lần Xuân Quỳnh đã đan kết sợ nhớ, sợi thương để gửi về phương anh:

Sau sông, sau biển ,sau thuyền

Sau những chân trời bát ngáy

Sau những điều cay cực nhất

Anh là hạnh phúc đời em.

Em và sóng đã hòa nhập vào nhau, cộng hưởng bồi đắp để thể hiện sâu sắc nhất những xúc cảm yêu thương nhát. Thật đúng để khẳng định rằng nếu tình yêu là một thứ tôn giáo, thì thi sĩ của chúng ta là tín đồ ngoan đạo nhất.

0