31/05/2017, 12:51

Nếu anh không cháy lên, nếu tôi không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên, thì làm sao bóng tối có thể thành ánh sáng

Câu nói của nhà thơ Na-dim Hít-mét đề cập đến một chân lí: sức mạnh của một cộng đồng được tạo nên từ sức mạnh và sự thức tỉnh của mỗi cá nhân. Mượn cách nói biểu tượng, nhà thơ đưa ra hai hình ảnh đối lập là ánh sáng và bóng tối để khẳng định ánh sáng có thể bừng cháy ngay trong bóng tối, nếu mỗi ...

Câu nói của nhà thơ Na-dim Hít-mét đề cập đến một chân lí: sức mạnh của một cộng đồng được tạo nên từ sức mạnh và sự thức tỉnh của mỗi cá nhân. Mượn cách nói biểu tượng, nhà thơ đưa ra hai hình ảnh đối lập là ánh sáng và bóng tối để khẳng định ánh sáng có thể bừng cháy ngay trong bóng tối, nếu mỗi người tự thắp sáng bản thân mình. Chú ý: cụm động từ cháy lên chỉ sự chủ động, tự giác, tự sáng (phân biệt với bị cháy). Để triển khai bài viết, HS cần giải thích để tìm hiểu nội dung của câu nói, phân ...

Tham khảo một số ý cụ thể sau:

-     Mượn cách nói hình ảnh và sử dụng câu hỏi tu từ, nhà thơ Na-dim Hít-mét đưa ra một hiện tượng, đồng thời là một lời thôi thúc, cảnh tỉnh, giục giã, rằng ngay trong bóng tối, ánh sáng có thể bừng lên, và bừng lên từ sự toả sáng của mỗi người.

-     Mỗi người cần làm gì để có thể cháy lên? Mỗi người có một cách để tự cháy sáng, bằng trí tuệ, bằng tâm hồn, bằng những việc làm cụ thể, nhưng điều quan trọng là tất cả những ngọn lửa từ mỗi cá nhân phải kết nối và được nhân lên, điền đó cần đến sự đồng điệu, sự sẻ chia trong cuộc sống.

-     Lịch sử đã chứng minh rằng bóng tối có thể bừng lên thành ánh sáng nhờ những ngọn lửa cháy sáng của mỗi cá nhân (lấy dẫn chứng cụ thể).

-     Câu nói là bài học tư tưởng cho mỗi người: trong những hoàn cảnh tăm tối của cuộc sống cần biết tự tìm cho mình sức mạnh để cháy sáng lên, để mỗi người là mộtĐan-kô, lấy trái tim mình làm nguồn sáng dẫn đường cho những người khác đi qua con đường tăm tối.

-     Liên hệ cá nhân để nêu bài học nhận thức và hành động.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0