Bộ đề chuẩn bị kì thi trung học phổ thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 21
Trong cuộc sống của con người, có rất nhiều hành động mới xuất hiện, có khi chỉ là một cử chỉ nhưng có khi là một hành động, một sinh hoạt nào đó (chia sẻ, nói chuyện với ai đó; đọc sách, báo; ăn, uống một thứ gì đó hoặc thậm chí sử dụng rượu bia, chất kích thích...). Câu 1. ...
Trong cuộc sống của con người, có rất nhiều hành động mới xuất hiện, có khi chỉ là một cử chỉ nhưng có khi là một hành động, một sinh hoạt nào đó (chia sẻ, nói chuyện với ai đó; đọc sách, báo; ăn, uống một thứ gì đó hoặc thậm chí sử dụng rượu bia, chất kích thích...).
Câu 1.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên tổ chức tại Nhà văn hoá Thanh niên sáng 9-1 bắt đầu bằng một tiết mục thật đặc biệt: các ca khúc quen thuộc của ngày xưa và ngày nay được sắp xếp xen kẽ thành liên khúc, và những người biểu diễn thuộc nhiều thê hệ cũng đứng xen kẽ, nối nhau tràn từ sân khấu xuống tới hàng ghế khán giả.
Tăt cả, từ những diễn viên tuổi đôi mươi đến những diễn viên đã từng đôi mươi từ mấy mươi năm trước, đều cùng một màu áo trắng tinh, cùng một lời hát"hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào”, cùng một ánh mắt bừng sáng...
Người tham dự đứng phía dưới nổi gai ốc. Ý niệm về sự trao truyền, tiếp nối lí tưởng được thể hiện rất rõ.
(Dẫn theo Phạm Vũ, Chờởtuổi trẻ, http://www.tuoitre.vn, ngày 10-1-2015)
1. Nêu những ý chính của đoạn văn.
2. Phân tích những biểu hiện của phong cách ngôn ngữ báo chí trong đoạn văn trên.
3. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh (chị) về lí tưởng của thế hệ cha anh trưởng thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 2.
Thói quen ban đầu là mạng nhện, sau sẽ là dây cáp.
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
Câu 3.
Phân tích biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).
Hướng dẫn làm bài
Câu 1.
1. Những ý chính của đoạn văn:
- Tiết mục biểu diễn độc đáo trong Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên năm 2015.
- Cảm xúc của người xem, cảm nhận về ý nghĩa của tiết mục.
2. Biểu hiện của phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Tính thông tin sự kiện, tính thời sự thể hiện qua việc nêu rõ thời gian, địa điểm, sự kiện.
- Tường thuật, mô tả một cách cụ thể, chi tiết sự kiện.
- Ngôn từ thể hiện cảm xúc (ánh mắt bừng sáng, nổi gai ốc...).
3. Đoạn văn phải thể hiện được quan điểm cá nhân một cách cụ thể, nghiêm túc về sự tiếp nối lí tưởng của thế hệ cha anh trong hoàn cảnh mói.
Câu 2.
Bài viết có thể triển khai ợícý chính sau:
- Giải thích ý kiến:
+ Câu nói trên sử dụng một so sánh liên quan đến sự đối lập giữa dây cáp và mạng nhện. Với những con vật nhỏ bé thì mạng nhện là thứ vô cùng kinh khủng, không thể nào gỡ được, chỉ có thể chịu chết nhưng với một con người bình thường thì mạng nhện là những sợi tơ vô cùng yếu ớt, nó không thể ràng buộc được con người, nó chỉ thoảng qua, thậm chí nếu không để ý sẽ không thấy. Trong khi đó, sợi cáp là những sợi dây thường được kết bằng kim loại, to, bền chặt. Một người bình thường chỉ cần một cử động nhẹ cũng làm tan tơ nhện nhưng sợi cáp thì dù cố hết sức cũng khó lòng phá huỷ được. Thói quen là những hành động ban đầu chỉ xuất hiện một cách thoáng qua, rồi vì một lí do nào đó, sẽ lặp đi lặp lại và đến một lúc nào đó sẽ trở nên gắn bó với ta, không thể bỏ được. Ban đầu, thói quen chỉ là một hành động mà có thể ta không để ý, giống như tơ nhện nhưng dần dần sẽ trở nên bền chặt như dây cáp.
+ Nội dung của ý kiến: cần phải cẩn trọng với những thói quen. Ban đầu, đó chỉ là những việc lặp đi lập lại giản đơn, sau đó, khi đã thành thói quen, sẽ rất khó bỏ.
- Bàn luận về ý kiến:
+
+ Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số hành động có thể lặp đi lặp lại và từ đó trở thành thói quen. Đến khi đã trở thành thói quen thì sẽ hết sức khó bỏ, sẽ gắn bó một cách rất bền chặt, khiến con người lệ thuộc vào những thói quen đó như bị buộc bằng dây cáp.
+ Có hai loại thói quen: thói quen tốt và thói quen xấu. Với những thói quen tốt, khi ta đã tạo lập được thì sợi dây cáp đó sẽ phát huy tác dụng tích cực, giúp ta làm được những điều mà với người khác là khó khăn.
+ Tuy vậy, ở chiều ngược lại, có những thói quen xấu (điển hình như việc sử dụng các chất kích thích) sẽ khiến ta trở nên lệ thuộc và dẫn đến những hành động xấu.
+ Điều khó hơn nữa là cuộc sống luôn luôn thay đổi, có những thói quen ban đầu có thể là tốt nhưng nếu cuộc sống của ta thay đổi thì có thể sẽ trở thành một gánh nặng, gây ra những phiền toái cho chính chúng ta.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần phải luôn luôn tự làm chủ cuộc sống của mình, chủ động tạo lập các thói quen tốt và đề phòng những hành động xấu biến thành thói quen và làm ta lệ thuộc vào nó.
+ Ngay cả những thói quen tốt cũng phải có bản lĩnh để nếu cần thì dứt bỏ và thay đổi cho phù hợp với cuộc sống của mình.
Câu 3.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Vũ Trọng Phụng là nhà văn thuộc khuynh hướng hiện thực, là một trong những gương mặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam những năm ba mươi của thế kỉ XX. Dù sáng tác nhiều thể loại nhưng tài năng của Vũ Trọng Phụng chủ yếu được đánh giá cao với tiểu thuyết và phóng sự. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sự tha hoá đến cùng cực về đạo đức của lóp thị dân trong xã hội tư sản.
+ Đoạn trích trong SGK được lấy từ chương XV (Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu) của tiểu thuyết số đỏ. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Xuân Tóc Đỏ, một tên lưu manh, vô học nhưng nhờ “số đỏ” nên đã được thu nhận vào giới thượng lưu gồm toàn thương nhân, chính trị gia, văn nghệ sĩ... Chính sự lưu manh và vô học đã giúp Xuân Tóc Đỏ nhanh chóng hoà nhập vào thế giới mới và leo dần lên đến đỉnh cao danh vọng trong xã hội đó. Chính quá trình “thăng tiến” đó cho thấy bản chất vô đạo đức, giả dối và tham lam của xã hội tư sản đương thời.
+ Nội dung đoạn trích nói về cái chết và đám tang của cụ cố tổ, người chủ gia đình và cũng là người có khối tài sản lớn mà tất cả đám con cháu đều thèm muốn.
- Cái chết của “ông cụ già đáng chết”:
+ Cụ tổ là người chủ của gia đình, là chủ của khối tài sản lớn mà đám con cháu đều thèm muốn. Cụ tổ đã già và việc chăm sóc cụ trở thành gánh nặng đối với đám con cháu bất hiếu.
+ Cụ tổ trở bệnh nặng do phải chứng kiến những điều vô đạo của đám con cháu trong gia đình. Tuy vậy, cú sốc đó chưa đủ giết chết ông cụ. Cái chết của cụ tổ là do lũ con cháu cố tình để mặc cho ông cụ già chết.
. Bề ngoài, chúng làm ra vẻ sốt sắng cứu chữa cho ông mình, “nhao lên mỗi người một cách”.
. Thực chất, chúng chỉ tìm đủ mọi phương cách tồi tệ nhất để cha, ông mình mau chết: tìm đến những vị bác sĩ Đông y và Tây y kém cỏi nhất, những vị “lang băm” và thậm chí, còn dùng cả những phương thuốc mê tín man rợ - thuốc thánh đền Bia.
+ Cái chết của cụ tổ cho thấy sự giả dối và vô đạo của tất cả đám con cháu.
- Niềm hạnh phúc của tang gia: Cái chết của cụ tổ làm cho tất cả đám con cháu “sung sướng” bởi nó thoả mãn lòng tham của họ, tham tiền và tham danh (khoe “phúc đức”, khoe sự tân thời qua thú chơi máy ảnh, khoe những mẫu thời trang tân thời và đồng thời, quan trọng nhất là cái di chúc về tài sản sẽ "vào thời kì thực hành”). Thậm chí, có những kẻ như Phán mọc sừng còn tính toán để kiếm chác thêm một khoản “bồi thường danh dự” thêm vào phần thừa kế. Tất cả điều đó cho thấy sự tham lam và vô đạo của đám con cháu nhà cụ cố Hồng.
- Đám tang cụ tổ, sự kiện thể hiện tập trung cao độ bộ mặt vô đạo của đám con cháu nhà cụ cố Hồng:
+ Đám tang là dịp tập hợp toàn bộ giới thượng lưu ở thành thị, từ chính trị gia, thương nhân đến công chức, văn nghệ sĩ, nam thanh nữ tú.
+ Đám tang thể hiện sự lố lăng, pha tạp ầm ĩ đủ thứ văn hoá Tây, Tàu, Ta.
+ Đám tang là một trò diễn khổng lồ, một đám rước “ầm ĩ” phô bày sự xa hoa để cư dân thành thị đến xem “những kiểu quần áo”. Không một ai thực sự quan tâm đến người đã chết, chưa nói đến sự tiếc thương.
+ Đám tang thể hiện sự giả dối và dâm dục của tầng lóp “thượng lưu” trong xã hội đương thời.
. Bề ngoài, chúng xúc động, tiếc thương, buồn rầu, đau khổ. Điều đó thể hiện rất rõ qua chân dung của đám bạn cụ cố Hồng, của đám trai thanh gái lịch đi đưa đám, qua những hành động của “đôi bạn” Xuân Tóc Đỏ và Phán mọc sừng.
. Nhưng thực chất, đằng sau những cái mặt nạ đó là bộ mặt dâm dục, vô đạo đức: đám bạn của cụ cố Hồng thèm khát nhìn da thịt Tuyết lộ rõ sau lần y phục hở hang; những kẻ đưa đám thầm thì với nhau những lòi bình phẩm về thân xác phụ nữ và hẹn hò bất chính; Xuân Tóc Đỏ và Phán mọc sừng thì tiến hành một cuộc kinh doanh.
+ Tất nhiên, cũng có những kẻ không cần che giấu bộ mặt vô đạo: hai viên cảnh sát. sung sướng vì có dịp kiếm tiền; sư Tăng Phú vênh váo trước bàn dân thiên hạ vì đã chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực với Hội Phật giáo; cậu tú Tân và bạn bè rầm rộ nhảy cả lên mộ người khác để thực hành “nghệ thuật nhiếp ảnh”.
+ Có thể nói, đám ma là sự thể hiện tập trung nhất bộ mặt tham lam, dâm dục, giả dối của đám người được coi là “thượng lưu”.
- Mặc dù chỉ là một trích đoạn nhưng Hạnh phúc của một tang gia cũng đã cho thấy được giá trị hiện thực của tiểu thuyết Số đỏ: thể hiện một cách chân thực, sinh động bộ mặt của lớp người được coi là “thượng lưu” trong xã hội lúc bấy giờ; vạch trần bản chất xấu xa của đám người này: hám tiền, háo danh, dâm dục; giả dối và vô đạo đức. Giá trị hiện thực của đoạn trích không thể tách rời phong cách trào phúng bậc thầy của nhà văn: tạo nên một tình huống hài hước (cái chết và đám tang cụ cố tổ); những câu văn nhiều mệnh đề bóc trần bản chất nhân vật; giọng điệu mỉa mai; nghệ thuật miêu tả bậc thầy, từ toàn cảnh đám đông đến chân dung đặc tả từng nhân vật.