Bộ đề chuẩn bị kì thi trung học phổ thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 18
Từ việc thấy được vị trí của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và tiếng cười đả kích hướng vào những đối tượng cụ thể, đề đòi hỏi người viết phải cắt nghĩa được những thành công về nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích này. Sự thành công đó thể hiện ...
Từ việc thấy được vị trí của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và tiếng cười đả kích hướng vào những đối tượng cụ thể, đề đòi hỏi người viết phải cắt nghĩa được những thành công về nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích này. Sự thành công đó thể hiện qua một số phương diện chính: xây dựng mâu thuẫn trào phúng, tình huống trào phúng; khắc hoạ nhân vật trào phúng; đặc sắc của ngôn ngữ trào phúng.
Câu 1.
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.
Nhưng động tiên đa khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào?
2. Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc?
3. Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây?
4. Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc - hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông?
Câu 2.
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tư tưởng của Eptusenko thể hiện trong đoạn thơ sau:
Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử,
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu.
Câu 3.
Anh (chị) đánh giá thế nào về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết số đỏ).
Hướng dẫn làm bài
Câu 1.
1. Đoạn văn đựợc trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942.
2. Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân - một nhân tố quan trọng trong tư tưởng và nội dung của thơ mới (1932 - 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.
Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:
- Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta...).
- Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên... ta phiêu lưu trong trường tình... ta điên cuồng... ta đắm say...) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc.
- Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử- điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.
3. Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn.
Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác nhau.
4. Nội dung của đoạn văn trên giúp ta có cơ sở để đọc - hiểu một số bài thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945) trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ tình của cái tôi cá nhân. Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ hiểu biết hơn về nét nổi bật của một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới.
Câu 2.
Người làm bài có thể không biết nhiều về nhà thơ Eptusenko cũng như bài thơ của ông mà người ra đề đã trích dẫn bốn câu để yêu cầu bàn luận, nhưng nhất thiết phải nắm được tư tưởng cốt lõi của đoạn thơ. Phải thấy được rằng, với bốn câu thơ này, Eptusenko muốn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp: đề cao vị thế, giá trị của con người.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Phân tích để rút ra được ý chính của đoạn thơ. Bằng hình thức thơ, Eptusenko muốn phát biểu một quan niệm: trên đời này, không có ai là người tẻ nhạt, vô vị. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều kì diệu. Dù riêng tư, nhỏ bé đến đâu, mỗi cá thể đều góp phần làm nên lịch sử của nhân loại. Vì thế, không hành tinh nào trong vũ trụ này có thể sánh được với sự cao cả của con người. Như vậy, Eptusenko muốn dành cho con người một vị thế cao quý bậc nhất trong tất cả các tạo vật. Quan niệm này có sự gặp gỡ với tư tưởng của Mác-xim Go-rơ-ki: “Con người, hai tiếng đó vang lên mới dũng cảm và kiêu hãnh làm sao!".
- Chẳng có ai té nhạt mãi trên đời có nghĩa là gì? Tẻ nhạt là vô vị, nhạt nhoà, không bản sắc, vô tích sự. Trong con mắt của Eptusenko, không có ai là người như thế. Con người, ai cũng vậy, đều là tạo vật kì diệu nhất trong vũ trụ, bởi vì, ngoài phần thể xác, con người còn có trí tuệ, tâm hồn. Trí tuệ giúp con người hiểu biết thế giới khách quan và hiểu biết chính mình, trở nên khôn ngoan, có khả năng khám phá khôn cùng những bí ẩn trong tự nhiên và xã hội. Cũng nhờ có trí tuệ, con người mới có thể không ngừng sáng tạo nhằm nâng cao mọi mặt cuộc sống. Bên cạnh đó, con người còn có tình cảm, có đời sống tâm hồn. Đó là tình cảm đối với những người thân yêu, ruột rà, với bạn bè, đồng loại; biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Đó là khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp muôn màu trong thế giới. Đó là khát vọng được chiếm lĩnh những giá trị của sự sáng tạo... Những tố chất ấy như những hạt giống quý, tiềm ẩn trong mỗi con người. Vì vậy, theo Eptusenko, không có lí gì con người lại trở nên nhạt nhoà, vô tích sự. Những người tài danh, xuất chúng đương nhiên là khẳng định được vị thế giữa cộng đồng, nhưng ngay cả những ké tưởng hèn mọn nhất, trong quan niệm của nhà thơ, cũng không “tẻ nhạt mãi trên đời”, không phải là những “người thừa”. Mỗi cá nhân là một chân giá trị, không gì có thể thay thế.
- Quan niệm này xuất phát từ cơ sở: mỗi cá thể là một phần tất yếu của nhân loại. Lịch sử được tạo nên không chỉ bởi những con người ưu tú, mà còn bởi những người nhỏ bé, vô danh, hay nói như Nguyễn Khoa Điềm, lớp lớp những người Không ai nhớ mặt đặt tên / Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Mặt khác, mỗi con người, mỗi số phận có thể chứa đựng những được mất, vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người, ta bắt gặp sự thật của xã hội, của thời đại. Cho nên, Eptusenko hoàn toàn có lí khi khẳng định: Mỗi số phận chứa một phần lịch sử.
- Vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người, dù đó là những con người có số phận riêng tư, bé nhỏ? Mỗi hành tinh trong vũ trụ dĩ nhiên là bí ẩn và kì vĩ, nhưng những vật thể ấy dù lớn lao, kì vĩ bao nhiêu thì cũng chỉ là những vật vô tri, được cấu tạo bởi những nguyên tố vật chất thuần tuý. Vì vậy, chúng không thể sánh với sự linh diệu của con người - thực thể có tư duy, có tâm hồn, tâm linh. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi con người đều được xem là một “tiểu vũ trụ”. Sự sinh động, phong phú và bí ẩn của “tiểu vũ trụ” ấy có thể vượt xa bất cứ hành tinh nào trong đại vũ trụ bao la.
- Tư tưởng của Eptusenko thể hiện trong bốn câu thơ trên là một tư tưởng đầy tính chất nhân văn, cao đẹp, mang màu sắc lãng mạn. Nó khẳng định niềm tin vững chắc của ông về giá trị, vị thế của con người. Tư tưởng ấy buộc ta phải có cái nhìn đúng đắn đối với người khác. Lẽ đời xưa nay, những người nổi tiếng dễ nhận được sự tán dương, ca tụng, ngược lại, những kẻ thấp hèn dễ bị khinh thị, coi thường. Đó thực sư là những định kiến sai lầm. Nói như Nguyễn Khải, trên đời, ai mà chẳng có phần tốt đẹp. Bên cạnh thiểu số xuất chúng, số đông nhân loại là bình dị, vô danh, nhưng chính họ đã góp phần bồi đắp những giá trị vĩnh hằng.
- Quan điểm đúng đắn của Eptusenko cũng giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân. Đừng buồn khi thấy ta không phải thuộc bộ phận “tinh hoa” của nhân loại. Có thể không có khả năng phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của một đời người. Có thể không là một nhà du hành vũ trụ, không là một doanh nhân thành đạt hay một nhà quản lí xuất sắc, nhưng ta vẫn hoàn toàn có thể là một con người hữu ích giữa cộng đồng với những đóng góp tích cực tuỳ theo khả năng của mình. Với nhận thức Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời, mỗi người có thể tự đánh thức những tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu trong cuộc sống. Nếu đánh mất nhân phẩm và những giá trị vốn có, trước khi truy tìm nguyên nhân từ hoàn cảnh, mỗi cá nhân cũng phải tự chịu trách nhiệm với chính mình.
(Lưu ý: Bài viết phải kết họp nhuần nhuyễn giữa lập luận và phân tích dẫn chứng để tăng thêm sức thuyết phục.)
Câu 3.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn trào phúng bậc thầy. Tác phẩm Số đỏ của ông được đánh giá là “một cuốn sách vô tiền khoáng hậu” (lời giới thiệu của Nhà xuất bản Văn học), “một cuốn sách có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải). Cuốn tiểu thuyết này là một chuỗi cười liên hoàn, trong đó, mỗi chương sách đóng vai trò như một màn hài kịch đặc sắc. Một trong những màn kịch đầy bi hài mà không kém phần sâu sắc như thế là đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tác phẩm. Dường như mọi khía cạnh trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đều được thể hiện sắc nét và đầy đủ ở đoạn trích này.
- Thành công nghệ thuật của đoạn trích thể hiện trước hết ở các mâu thuẫn trào phúng và tình huống trào phúng. Bất cứ chỗ nào trong đoạn trích, ta cũng bắt gặp những chi tiết, những cảnh đối chọi nhau, làm bật lên tiếng cười. Một đám tang mà tràn ngập niềm vui và hạnh phúc; đám tang của người An Nam mà hổ lốn theo cả lối Tàu, lối Tây, lối ta, không khác gì một đám rước, một hội chợ hay sân khấu thời trang; thân nhân của người quá cố trong lòng thì hả hê sung sướng mà lại khoác cái bộ mặt đau khổ, xót thương... Để tô đậm thêm mâu thuẫn trào phúng, trong đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng còn làm xuất hiện một tình huống vô cùng đặc sắc. Đó là, trước cái chết của cụ cố tổ, mối bận tâm của gia đình này chưa phải là việc an táng xác chết người quá cố, mà là làm sao để “chôn” cái thây sống thối tha của cô tiểu thư hư hỏng. Cụ bà thì tất tưởi, cụ ông thì gắt gỏng, Văn Minh thì vò đầu, bứt tóc, đám trẻ thì sốt ruột, la ó... tạo nên một kiểu “bối rối” rất khác lạ của một tang gia. Đó là cái bối rối của việc lo sao ém nhẹm chuyện xấu )íã của Tuyết để khỏi tổn hại danh giá của một tang gia đang tràn trề hạnh phúc.
- Một thành công rất nổi bật của đoạn trích này là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật trào phúng. Dường như trong tay Vũ Trọng Phụng có chiếc kính “chiếu yêu”, giúp ông thấu tỏ toàn bộ những cái kệch cỡm, lố bịch, giả dối của các nhân vật. Đặc sắc nhất trong đoạn trích này có lẽ là nhân vật ông Phán mọc sừng - cháu rể của cụ cố tổ. Đó là một kẻ tính toán lời lãi từ nỗi đau thương cho đến sự nhục nhã. Nếu nói rằng, mỗi thành viên của tang gia đều là một vai kịch thì chắc chắn ông Phán mọc sừng là vai kịch xuất sắc nhất. Ông ta bộc lộ nỗi đau xót, tiếc thương ồn ào một cách đặc biệt. Từ phục trang, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ cho đến tiếng khóc, tất cả đều đạt đến trình độ của một diễn viên chuyên nghiệp: “Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi. - Hứt!... Hứt!... Hứt!...”. Quan khách đi đưa đám cũng như hàng phố hản sẽ trầm trồ, xúc động và khen cụ cố tổ tốt số vì có đứa cháu rể hiếu nghĩa đến thế. Thật vậy, những tưởng ông ta sẽ ngất đi, sẽ đứt hơi mà chết vì đau xót. Nhưng kìa, nhận ra Xuân Tóc Đỏ, ông ta vội vàng dúi vào tay Xuân tờ giấy bạc năm đồng gấp tư, thanh toán nốt cho hắn về khoản tiếng chào mà nhờ đó, cụ cố tổ mới hoá ma. Chỉ cần một chi tiết ấy thôi, toàn bộ sự đểu giả của ông ta đã bị phơi bày.
- Trong đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng thể hiện một giọng kể hấp dẫn, biến hoá, lúc thì dửng dưng như không, lúc thì dùng lời ác khẩu, đánh vỗ mặt. Có khi nâng lên rồi bất ngờ quật xuống. Nhà văn đặc biệt sở trường ở những lời văn giễu cọt nhẹ nhàng mà thâm thuý, chẳng hạn: “ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh”; “bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ”; "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!”. Một thứ ngôn ngữ trào phúng biến hoá như vậy luôn gây bất ngờ, thú vị cho người đọc.