28/05/2017, 19:35

Bình luận về nhân vật Mị (hoặc A Phủ) trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Đề bài: Anh (chị) hãy nêu những bình luận của mình về nhân vật Mị ( hoặc A Phủ) trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Tô Hoài một nhà văn tài năng với tấm lòng nhân hậu và trái tim nóng bỏng của mình tất cả đã kết tinh lại thành kiệt tác Vợ chồng A Phủ (1952). Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những ...

Đề bài: Anh (chị) hãy nêu những bình luận của mình về nhân vật Mị ( hoặc A Phủ) trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Tô Hoài một nhà văn tài năng với tấm lòng nhân hậu và trái tim nóng bỏng của mình tất cả đã kết tinh lại thành kiệt tác Vợ chồng A Phủ (1952). Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Cảm hứng để ...

Đề bài: Anh (chị) hãy nêu những bình luận của mình về nhân vật Mị ( hoặc A Phủ) trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Tô Hoài một nhà văn tài năng với tấm lòng nhân hậu và trái tim nóng bỏng của mình tất cả đã kết tinh lại thành kiệt tác Vợ chồng A Phủ (1952). Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

Cảm hứng để nhà văn viết tác phẩm bất hủ này chính là từ một hiện thực đặc biệt đó là khi bộ đội giải phóng tới đâu, nhà văn Tô Hoài khoác ba lô đi thực tế tới đó, sống và gắn bó máu thịt với nhân dân ông chứng kiến một hiện thực vô cùng xúc động đó là đồng bào các dân tộc Tây Bắc bị giai cấp thống trị miền núi là “thống lý”: tước đoạt tài sản, dùng cường quyền và thần quyền để bóc lột sức lao động, họ bị giai cấp thống trị xúc phạm nhân phẩm, coi như xúc vật. Chính vì thế họ rất yêu cách mạng và làm cách mạng rất nhiệt tình. Những sự kiện này tác động vào sâu thẳm trái tim giàu lòng nhân hậu yêu thương của Tô Hoài để trào dâng cảm xúc mãnh liệt vỡ òa ra những trang văn xúc động trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

mi

Hệ thống nhân vật mà Tô Hoài xây dựng nên chính là những nhân vật tiêu biểu cho cả một giai cấp, thống lý Pá Tra tên địa chủ tiêu biểu cho cả bộ mặt giai cấp thống trị cầm quyền tuyến nhân vật đi song song đại diện cho giai cấp nông dân phải chịu áo bức bóc lột ấy là nhân vật Mị và A Phủ. Mỗi một tuyến nhân vật đều có vai trò và chức năng riêng của nó để làm nổi bật nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Bên cạnh nhân vât Mị tấy giàu giá trị nhân đạo Tô Hoài xây dựng song hành nhân vật A Phủ, cũng tiêu biểu cho người lao động miền núi bị giai cấp thống trị dùng cường quyền, thần quyền áp chế, vùi dập, cướp đi quyền sống vì thế đây cũng là nhân vật mà Tô Hoài gửi gắm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

A Phủ được tác giả miêu rả có hoàn cảnh đầy đau thương, bất hạnh là mồ côi cha mẹ từ nhỏ. A Phủ có sức mạnh tiềm tàng để sống sót duy nhất trong một nạn dịch bệnh, từ đó chàng lớn lên như cái cây hoang dã trên núi rừng Tây Bắc. Mặc dù vậy nhưng A Phủ được nhà văn yêu thương xây dựng với tính cách đẹp, phong phú sinh động. Khi A Phủ sống bơ vơ một mình, năm làng đói lúc A Phủ mới 10 tuổi có người làng bắt xuống vùng thấp đổi lấy thóc, A Phủ không chịu lại chạy lên núi cao chứng tỏ nhà văn muốn giới thiệu đây là một nhân vật có tính cách thích sống tự do và gan góc. Hơn thế nữa khi lớn lên A Phủ chạy “nhanh như ngựa” thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh cường tráng, nhanh nhẹn, hoạt bát. A Phủ là một chàng trai yêu lao động, chăm chỉ thông minh sáng tạo chàng biết cày và cày rất giỏi, chàng còn tự học biết cách đúc cày. Mặc dù vậy biết hoàn cảnh nghèo không có tiền bạc để cưới vợ nhưng A Phủ vẫn cùng trai làng làm quay, khèn, sáo, quả pao, quả yến…đến các bản làng để tìm người yêu chứng tỏ tác giả ca ngợi vẻ đẹp tài hoa khéo léo và khát vọng tình yêu, hạnh phúc dâng trào mãnh liệt trong trái tim tuổi trẻ của người con trai miền núi. Tô Hoài cảm hứng ngợi ca nhân vật A Phủ một thanh niên nông dân miền núi Tây Bắc hội tụ toàn vẹn bao vẻ đẹp tính cách, xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc ở đời, thế nhưng xã hội không bao giờ mỉm cười với ai mặc dù A Phủ lớn lên như một cây hoang dã của núi rừng, thế mà vẫn không tránh khỏi bàn tay của cha con thống lý Pá Tra, chúng đã dùng cường quyền và thần quyền để những con dao độc ác chặt phũ phàng đứt ngang cuộc đời A Phủ để tại nên số phận bất hạnh biến A Phủ thành người ở làm công gạt nợ nhà thống lý Pá Tra.

Một biệt tài của Tô Hoài được thể hiện trong kiệt tác của mình chính là việc nhà văn đã miêu tả số phận của nhân vật rất tài tình, làm nổi bật lên cái số phận đau thương ,bi ai của A Phủ bằng cả trái tim chan chứa lòng nhân đạo với sự đồng cảm, sẻ chia, sự trân trọng khát vọng sống, sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Tất cả được tập trung vào các chi tiết, tình tiết nghệ thuật đặc sắc đó là cuộc gặp gỡ giữa A Phủ với A Sử, cuộc sử kiện, lời tuyên phạt và cuộc đời làm công. Thứ nhất là cuộc đánh nhau ( chi tiết A Phủ đánh A Sử) bản chất cuộc va chạm này là A Phủ thực hiện công lý chính nghĩa trong cuộc sống “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”, A Sử và đám trai nhà giàu hành động xấu, ác phá tan đêm tình mùa xuân đẹp và đắm say. Nhưng kết cục A Phủ bị quân của thống lý Pá Tra bắt về sử kiện. Chi tiết cuộc sử kiện hiện lên tàn bạo khủng khiếp như thời trung cổ vô cùng ghê rợn chỉ có ba hành động: tầng lớp thống trị thì “càng hút” thuốc phiện, A Phủ thì bị quỳ giữa nhà và bị đánh liên tiếp, bị chửi suốt từ chiều đến hết đêm và sáng hôm sau: “ càng hút, càng chửi, càng đánh” sử kiện thật quái đản và bất công vô lý, thực chất là tội ác của giai cấp thống trị và người dân nghèo thấp cổ bé họng bị chà đạp, áp chế và hỷ diệt khiến bao người đọc ngậm nhùi vừa căm thù uất hận lũ người ác, vừa thương cảm xót xa cho số phận những người nghèo trong xã hội cũ. Số phận người nông dân nghèo khổ như A Phủ từ lời tuyên phạt tàn ác, xảo quyệt của thống lý Pá Tra thì chính đó cuộc đời A Phủ như có dây chói thiết chặt, biến A Phủ thành nô lệ. Cuộc đời làm nô lệ của A Phủ bị bóc lột sức lao động đến tận xương tủy và bị xúc phạm nhân phẩm bị coi là rơm rác suốt cuộc đời sau đó A Phủ phải ở ngoài rừng chăn trâu, bò, ngựa cho nhà thống lý. Chính vì bị bóc lột đến kiệt quệ mà A Phủ dần tê liệt tâm hồn không nhớ quá khứ không về làng bên chơi với các bạn cũ nữa không biết hiện tại buồn khổ cô đơn đến đỉnh điểm, chẳng mơ đến tương lai. Bước ngoặt thay đổi cuộc đời A Phủ đó là bị mấy bò do hổ vồ bị thống lý bắt đào hố chon cọc để đứng vào cho nó trói suốt mấy ngày đêm mùa đông giá rét. Đây chính là chi tiết ấn tượng nhất phản quang tội ác tày trời của giai cấp thống trị trong xã hội xưa, đồng thời da diết nói lên nỗi niềm đau khổ nhất của con người nghèo khổ bị áp chế, vùi dập, cưới đi quyền sống. Nhưng nhà văn Tô Hoài đã không để cho những tấm lòng lương thiện, nhân hậu ấy bị vùi dập phũ phàng ông đã để cho nhân vật của mình có cơ hội thể hiện được sức sống tiềm tàng của chính mình và dùng nó để vượt lên mọi hoàn cảnh. Kết thúc truyện khi Tô Hoài để ánh sáng cách mạng soi đường cho cuộc đời của A Phủ và trở thành một người cách mạng giỏi có được hạnh phúc suốt đời.

Như vậy hình tượng nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã phản ánh được giá trị nhân đạo, nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm. Một nhân vật tiêu biểu cho một cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng cao đang bị đày đọa chịu một cuộc sống gian khổ nhưng những con người ấy không chịu khuất phục và vượt qua tất cả bằng sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ

HÌNH ẢNH MỊ NGỒI BÊN BẾP LỬA

0