18/06/2018, 11:10

Bình Định

7. Tháp Phước Lộc (còn gọi là tháp Vàng) Địa điểm: trên một ngọn đồi thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Niên đại: thế kỷ XII 8. Tháp Cánh Tiên (còn gọi là Tháp Đồng) Địa điểm: xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Dịnh. Niên đại: thế kỷ XII Địa điểm ...

7. Tháp Phước Lộc (còn gọi là tháp Vàng)

Địa điểm: trên một ngọn đồi thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
Niên đại: thế kỷ XII



8. Tháp Cánh Tiên (còn gọi là Tháp Đồng)

Địa điểm: xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Dịnh.
Niên đại: thế kỷ XII

Địa điểm này được xác định là khu vực kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Chămpa, giai đoạn sau thế kỷ XI.

9. Tháp Bình Lâm

Địa điểm: xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Niên đại: cuối thế kỷ XI.

Tháp cao gần 20 mét, còn tương đối nguyên vẹn.

10. Tháp Bánh Ít (còn gọi là Tháp Bạc)

Địa điểm:  xã Nhơn Hòa (?), huyện An Nhơn (?), tỉnh Bình Định.
Niên đại: thế kỷ XI-XII

Đây là một nhóm gồm 4 ngôi tháp trên một ngọn đồi, cách thành phố Quy Nhơn về phía bắc khoảng 20 km.

Ảnh: Barbara J. Anello.

11. Tháp Dương Long (còn gọi là Tháp Ngà)

Địa điểm: xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Niên đại:  thế kỷ XII

Đây là một nhóm gồm 3 ngôi tháp xây gần nhau, ngôi tháp giữa cao nhất với chiều cao 36 mét, nằm về phía tấy bắc thành phố Quy Nhơn khoảng 40 km.

12. Tháp Thủ Thiện

Địa điểm: xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Niên đại:  thế kỷ XII

Tháp cao gần 20 mét, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía tây bắc.

13. Tháp Đôi (còn gọi là Tháp Hưng Thạnh)

Địa điểm: phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn.
Niên đại: thế kỷ XII-XIII

Gồm 2 ngôi tháp gần nhau, tháp phía bắc có chiều cao hơn 20 mét, cao hơn tháp phía nam.

Ảnh: Barbara J. Anello.

0