25/05/2018, 17:45
Big Data: Tôi KHÔNG tư duy, vì vậy tôi tồn tại
Đinh Thế Phong Từ đầu thế kỷ 21, công nghệ Big Data mang lại kết quả thật bất ngờ khi phát hiện ra các mối tương quan mới khi ghép nối các mảng dữ liệu lớn không mấy liên quan (theo tư duy thông thường). Hiện tượng ĐDL cho thấy: Tư-duy hay Trí-khôn của con người không chỉ giúp ...
Đinh Thế Phong |
Từ đầu thế kỷ 21, công nghệ Big Data mang lại kết quả thật bất ngờ khi phát hiện ra các mối tương quan mới khi ghép nối các mảng dữ liệu lớn không mấy liên quan (theo tư duy thông thường). Hiện tượng ĐDL cho thấy: Tư-duy hay Trí-khôn của con người không chỉ giúp ta mà cũng đánh lừa ta trên con đường nhận biết thế giới.
Đây là một phát hiện mới trong khoa học nhưng lại là điều tất nhiên, thậm chí là những điều cơ bản nhất trong một số nền văn hóa cổ, đặc biệt là đạo Phật.
Hiện tượng
Loài người thu thập ngày càng nhiều thông tin hay dữ liệu (DL). 90% DL ngày nay được tạo ra chỉ trong hai năm gần đây. Những khối DL khổng lồ vẫn đang bồng bềnh “trôi” trong các kho DL, trên internet và không gian ảo mà có thể chưa hay không bao giờ được sử dụng. Từ đầu thế kỷ 21, người ta thử “ghép nối” các mảng dữ liệu khổng lồ (Đại dữ liệu, Big Data, ĐDL), dường như không mấy liên quan đến nhau, và phát hiện ra những điều bất ngờ. Đầu 2009, Google gây chấn động giới y học khi cho thấy có thể dự báo với sác xuất cao về khả năng bùng phát dịch cúm dựa trên kho dữ liệu khổng lồ các tìm kiếm trên Google.
Phân tích ĐDL là nghiên cứu các khối DL lớn và từ nhiều định dạng khác nhau để tìm ra các dạng thức ẩn chứa (hidden patterns), các mối tương quan chưa được biết đến (unknown correlations) và các nhận biết mới về thế giới.
“Công nghệ” ĐDL đem lại rất nhiều ứng dụng trong quan sát, dự báo, tối ưu hóa, tìm giải pháp trong sản xuất, kinh doanh, phân phối, năng lượng, ngân hàng, chính phủ, giao thông, y tế, quản lý xã hội, vv.
Đặc điểm và bản chất của phương pháp Đại Dữ Liệu
Khi nghiên cứu ĐDL là người ta tìm hiểu mối quan hệ giữa các DL không mấy liên quan đến nhau (theo cách logic thông thường). ĐDL tránh dùng các số liệu đã qua hiệu chỉnh (hay tính toán lại) mà dùng các số liệu “thô”, sử dụng cả các DL không “hoàn hảo”, có thể sai chính tả, ngữ pháp, các số liệu “bất hợp lý” (outliners), vv. ĐDL không chỉ “đại” về khối lượng, mà còn cả đa dạng về chủng loại như hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, DL vô lượng, DL đã lượng hóa, DL số hóa, DL tương tự, v.v.
ĐDL tương tự phương pháp chọn mẫu (sampling) nhưng với một kích thước mẫu (sample size) vô cùng lớn, tiến tới tổng thể (N). ĐDL quan sát thêm nhiều các tham số (Factor) dù chưa thấy sự liên quan. Họ không đặt “đầu bài” là phải tìm hiểu vấn đề gì, mà chỉ đơn giản là đặt các khối ĐDL này bên nhau, xem chúng có tương quan với nhau không và tương tác thế nào, vv. Họ không chú trọng việc “giải” các nhiệm xác định trước mà chủ yếu là phát hiện các mối tương quan ta chưa biết, các dạng thức (pattern) và xu hướng tương tác giữa chúng.
Khoa học phương Tây dựa trên quan điểm rằng cái gì cũng có nguyên nhân. ĐDL không theo cách tiếp cận Nhân-Quả theo trực giác, tức là không nhất thiết truy tìm nguyên nhân của hiện tượng. Đây là sự chuyển đổi từ bản năng tư duy theo trực giác (rất hạn hẹp của con người) sang quan điểm về một thể thống nhất không tách rời của bản thể. Nói cách khác là mọi hiện tượng đều liên quan đến nhau. Hiện tượng xảy ra không phải do một vài nguyên nhân mà do toàn bộ hệ thống nó như vậy. Càng mở rộng tầm quan sát, càng thấy thêm nhiều mối tương quan. Tương tự, đạo Phật quan niệm: thế giới (hay bản thể) là một thể thống nhất. Trong đó, mọi hiện tượng, cả vật chất và thời gian, hòa “đặc quánh” với nhau và sẽ không còn là chúng nếu được xem xét tách rời (sự tách bạch “vật chất” và “thời gian” có thể dựa trên trực giác hữu hạn của con người ở một giai đoạn nhất định). Trong khối hỗn mang không tách biệt nổi này, mọi thứ lệ thuộc vào nhau. Hiện tượng (hay sự cố, incident) sẽ (và nhất định sẽ) khởi sinh (emerge) khi tồn tại tổng thể đó (tức hội đủ duyên khởi). Như vậy, hiện tượng không phát sinh do một vài nguyên nhân mà sẽ xảy ra như là một sự tất nhiên, một điều cố hữu của hệ thống. “Cái này” tồn tại khi có những “cái kia” và không “cái nào” là nguyên nhân hay kết quả cả. Quan hệ Nhân-Quả chỉ là một ảo cảm mà tư duy logic hữu hạn của Con-người dễ chấp nhận và làm họ nhận biết phiến diện về thế giới.
Thay vì tìm Nguyên-Nhân, ĐDL hướng tới khám phá các Mối-Tương-Quan. ĐDL chuyển từ hỏi “Vì sao?” (“Why?”) sang hỏi “Cái gì?”, “Như thế nào?” (“What?”, “How?”), chuyển từ Giải-Thích sang Thông-Tin về hiện tượng.
Vì sao “Tôi KHÔNG tư duy, vì vậy tôi tồn tại”?
ĐDL tiến gần hơn tới bản thể do đã giảm bớt sự can thiệp của Tư-Duy Con-Người. Nói cách khác, Tư-Duy (đầy khiên cưỡng) ngăn trở ta nhận biết Tự-Nhiên. Con người luôn có xu hướng gán quan điểm chủ quan (Thức) của mình vào các hiện tượng vô thức. Càng ít để cảm nhận, quan điểm của mình can thiệp vào quá trình nhận biết, ta càng tiến gần đến bản thể. Phật pháp chủ trương “Tri kiến lập tri, tức vô minh bản; Tri kiến vô kiến, tức tư Niết Bàn” (dựa vào cái Nhận-Thức của mình để tạo ra Tri-Thức, đó là Vô-Minh; Dùng cái Nhận-Thức của mình để lập ra Vô-Thức, hay Vô-Chấp, là Giác-Ngộ). Đây là điểm khác cơ bản giữa phương Tây và phương Đông về Nhận-Thức (hay sự Học). Theo Phương Tây, Học là tạo ra Tri-thức, tạo ra Tư-Duy (tức sinh Chấp). Sự Học thượng thừa ở phương Đông lại là thoát khỏi Tư-Duy, thoát khỏi cái chủ quan của Con-Người và của chính mình (phá Chấp) để đến gần Tự-Nhiên. Schumpeter, cha đẻ của thuyết Sáng-tạo (Creativity, Innovation), cho rằng “Mọi Sáng-Tạo đều bắt đầu bằng sự Phá-Hủy”. Trong đó, cái cần phá hủy đầu tiên là những định kiến, những quan niệm lối mòn trong chính chúng ta. Phật-giáo chủ trương: Không phá chấp thì không thể đạt tới Giác-ngộ. Khoa-học, Tư-duy, các khái niệm (Danh)… đều mang tính tạm thời (phi thường hằng hay phi thường Đạo theo Lão Tử) và là những “chấp”, chứa các lỗi cố hữu ngăn ta chân nhận hiện tượng. Muốn tồn tại và sáng tạo, luôn phảỉ vượt qua các “chấp”, các Tư-duy đó. “Phá Chấp” trong Phật-Giáo trùng hợp với “Chuyển-Đổi-Mô-Thức” (Paradigm Shift) của Thomas Kuhn trong Khoa-học-luận phương Tây.
Lỗi “hệ thống” của Tư-duy là: nó phải dựa trên một cơ sở, một xuất phát điểm nhất định. Rất nhiều người nghiên cứu, sáng tạo dựa trên logic, tiên đề, đức tin, quan niệm, “chân lý” của mình (hay của xã hội), ví dụ: “trái đất là trung tâm và đứng yên”, hay “thời gian là tuyến tính và không liên quan đến không gian”, hay “ánh sáng là sóng (hay hạt)”, hay “tự-nhiên dứt khoát phải hài hòa, cân đối (thậm chí tuyệt mỹ)”, hay “sác xuất để có sự sống là vô cùng nhỏ, vì vậy sự sống dứt khoát phải có ý nghĩa gì đó”, vv. Những quan niệm về hài hòa, hỗn độn, cân đối, đẹp, xấu, vv. hoàn toàn mang tính chủ quan và không phổ quát, thường hằng.
Kinh Kim Cương - cột trụ của Phật giáo đại thừa - nêu triết lý cốt lõi nhất của Phật-pháp. Đó là “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (“Đừng trụ vào đâu để mà sinh Tâm-thức”). “Sinh Tâm-thức” là nhận biết, bước đầu của mọi khoa học. Nhận biết bản thể thông qua, hay “trụ” vào tư duy, quan điểm hay bất cứ một trung gian nào đều là “gò ép”, bóp méo cái nhìn của ta. Tối ưu là kết hợp cả hai cách tiếp cận của phương Tây (hữu thức) và phương Đông (vô thức). Để truyền bá khoa học-giáo dục hay để có giải pháp ngắn hạn, người ta cần phải dựa trên một số giả thuyết, cơ sở, khái niệm, tiên đề nhất định. Nhưng phải hiểu rằng: các “cơ sở” này chỉ dùng cho một (số) mục đích nhất định và sẽ luôn cần phải vượt qua, xóa bỏ, đặt mới, tùy theo cái ta muốn tiếp cận. Ngược lại, phương Đông đề cao trực cảm (intuition), tức cảm nhận bản thể một cách trực tiếp, không thông qua bất kỳ trung gian nào (thậm chí các giác quan của chính mình), một cách vô giác, vô tri, vô thức, vô chấp và vô ngã.
Con người cần luôn lập ra, rèn luyện thành bản năng những cách tiếp cận, tư duy mới, mở rộng các giác quan của mình và biết được khi nào sử dụng tư duy của mình và khi nào cần “đóng” tư duy của mình lại để bản thể “lên tiếng” hay đơn giản là biến mình thành bản thể.
Khoa học phương Tây đề cao Tri-thức, Tư-duy, coi đó là mục đích và cứu cánh của sự tồn tại và phát triển (Tôi tư duy, vì vậy tôi tồn tại). Nhưng họ cũng dần nhận ra rằng: chính điều ngược lại của Tư-duy (tức Vô-tri) mới đưa ta đến gần hơn với bản thể (Tôi không-tư-duy, vì vậy tôi tồn tại).
Tài liệu tham khảo
- Kenneth Neil Cukier and Viktor Mayer-Schoenberger, The Rise of Big Data, How It's Changing the Way We Think About the World, Foreign Affairs, May/June 2013, http://www.foreignaffairs.com/articles/139104/kenneth-neil-cukier-and-viktor-mayer-schoenberger/the-rise-of-big-data
- Kenneth Neil Cukier and Viktor Mayer-Schoenberger, Big Data: A Revolution That Will Transform How We Live, Work, and Think, Houghton Mifflin Harcourt, 2013
- Think Again: Big Data, http://www.foreignpolicy.com/articles/2013/05/09/think_again_big_data
- Hồ Tú Bảo, Dữ liệu lớn: Cơ hội và thách thức lớn, Tia Sáng, 25-01-2013, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=6103
- Lê Đình Duy, Bàn về Big Data, Blog: http://ledduy.blogspot.com/2012/12/ban-ve-big-data.html
- McKinsey, Big data: The next frontier for innovation, competition, and productivity, http://www.mckinsey.com/insights/business_technology/big_data_the_next_frontier_for_innovation
- IBM, What is Big Data?, http://www.ibm.com/big-data/us/en/
- Google launches 'big data' analytics service, 15-11-2011, http://www.information-age.com/technology/information-management/1670768/google-launches-big-data-analytics-service
- Thư viện Hoa Sen, Kinh Kim Cương, http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73_4-18095/y-nghia-cau-ung-vo-so-tru-nhi-sanh-ky-tam-trong-kinh-kim-cang-tue-dat.html
- Thích Giác Hoàng, giải thích Lục Tổ Huệ Năng, Kinh Kim Cương, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/ungvosotru.htm
Hiện tượng
Loài người thu thập ngày càng nhiều thông tin hay dữ liệu (DL). 90% DL ngày nay được tạo ra chỉ trong hai năm gần đây. Những khối DL khổng lồ vẫn đang bồng bềnh “trôi” trong các kho DL, trên internet và không gian ảo mà có thể chưa hay không bao giờ được sử dụng. Từ đầu thế kỷ 21, người ta thử “ghép nối” các mảng dữ liệu khổng lồ (Đại dữ liệu, Big Data, ĐDL), dường như không mấy liên quan đến nhau, và phát hiện ra những điều bất ngờ. Đầu 2009, Google gây chấn động giới y học khi cho thấy có thể dự báo với sác xuất cao về khả năng bùng phát dịch cúm dựa trên kho dữ liệu khổng lồ các tìm kiếm trên Google.
Phân tích ĐDL là nghiên cứu các khối DL lớn và từ nhiều định dạng khác nhau để tìm ra các dạng thức ẩn chứa (hidden patterns), các mối tương quan chưa được biết đến (unknown correlations) và các nhận biết mới về thế giới.
“Công nghệ” ĐDL đem lại rất nhiều ứng dụng trong quan sát, dự báo, tối ưu hóa, tìm giải pháp trong sản xuất, kinh doanh, phân phối, năng lượng, ngân hàng, chính phủ, giao thông, y tế, quản lý xã hội, vv.
Đặc điểm và bản chất của phương pháp Đại Dữ Liệu
Khi nghiên cứu ĐDL là người ta tìm hiểu mối quan hệ giữa các DL không mấy liên quan đến nhau (theo cách logic thông thường). ĐDL tránh dùng các số liệu đã qua hiệu chỉnh (hay tính toán lại) mà dùng các số liệu “thô”, sử dụng cả các DL không “hoàn hảo”, có thể sai chính tả, ngữ pháp, các số liệu “bất hợp lý” (outliners), vv. ĐDL không chỉ “đại” về khối lượng, mà còn cả đa dạng về chủng loại như hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, DL vô lượng, DL đã lượng hóa, DL số hóa, DL tương tự, v.v.
ĐDL tương tự phương pháp chọn mẫu (sampling) nhưng với một kích thước mẫu (sample size) vô cùng lớn, tiến tới tổng thể (N). ĐDL quan sát thêm nhiều các tham số (Factor) dù chưa thấy sự liên quan. Họ không đặt “đầu bài” là phải tìm hiểu vấn đề gì, mà chỉ đơn giản là đặt các khối ĐDL này bên nhau, xem chúng có tương quan với nhau không và tương tác thế nào, vv. Họ không chú trọng việc “giải” các nhiệm xác định trước mà chủ yếu là phát hiện các mối tương quan ta chưa biết, các dạng thức (pattern) và xu hướng tương tác giữa chúng.
Khoa học phương Tây dựa trên quan điểm rằng cái gì cũng có nguyên nhân. ĐDL không theo cách tiếp cận Nhân-Quả theo trực giác, tức là không nhất thiết truy tìm nguyên nhân của hiện tượng. Đây là sự chuyển đổi từ bản năng tư duy theo trực giác (rất hạn hẹp của con người) sang quan điểm về một thể thống nhất không tách rời của bản thể. Nói cách khác là mọi hiện tượng đều liên quan đến nhau. Hiện tượng xảy ra không phải do một vài nguyên nhân mà do toàn bộ hệ thống nó như vậy. Càng mở rộng tầm quan sát, càng thấy thêm nhiều mối tương quan. Tương tự, đạo Phật quan niệm: thế giới (hay bản thể) là một thể thống nhất. Trong đó, mọi hiện tượng, cả vật chất và thời gian, hòa “đặc quánh” với nhau và sẽ không còn là chúng nếu được xem xét tách rời (sự tách bạch “vật chất” và “thời gian” có thể dựa trên trực giác hữu hạn của con người ở một giai đoạn nhất định). Trong khối hỗn mang không tách biệt nổi này, mọi thứ lệ thuộc vào nhau. Hiện tượng (hay sự cố, incident) sẽ (và nhất định sẽ) khởi sinh (emerge) khi tồn tại tổng thể đó (tức hội đủ duyên khởi). Như vậy, hiện tượng không phát sinh do một vài nguyên nhân mà sẽ xảy ra như là một sự tất nhiên, một điều cố hữu của hệ thống. “Cái này” tồn tại khi có những “cái kia” và không “cái nào” là nguyên nhân hay kết quả cả. Quan hệ Nhân-Quả chỉ là một ảo cảm mà tư duy logic hữu hạn của Con-người dễ chấp nhận và làm họ nhận biết phiến diện về thế giới.
Thay vì tìm Nguyên-Nhân, ĐDL hướng tới khám phá các Mối-Tương-Quan. ĐDL chuyển từ hỏi “Vì sao?” (“Why?”) sang hỏi “Cái gì?”, “Như thế nào?” (“What?”, “How?”), chuyển từ Giải-Thích sang Thông-Tin về hiện tượng.
Vì sao “Tôi KHÔNG tư duy, vì vậy tôi tồn tại”?
ĐDL tiến gần hơn tới bản thể do đã giảm bớt sự can thiệp của Tư-Duy Con-Người. Nói cách khác, Tư-Duy (đầy khiên cưỡng) ngăn trở ta nhận biết Tự-Nhiên. Con người luôn có xu hướng gán quan điểm chủ quan (Thức) của mình vào các hiện tượng vô thức. Càng ít để cảm nhận, quan điểm của mình can thiệp vào quá trình nhận biết, ta càng tiến gần đến bản thể. Phật pháp chủ trương “Tri kiến lập tri, tức vô minh bản; Tri kiến vô kiến, tức tư Niết Bàn” (dựa vào cái Nhận-Thức của mình để tạo ra Tri-Thức, đó là Vô-Minh; Dùng cái Nhận-Thức của mình để lập ra Vô-Thức, hay Vô-Chấp, là Giác-Ngộ). Đây là điểm khác cơ bản giữa phương Tây và phương Đông về Nhận-Thức (hay sự Học). Theo Phương Tây, Học là tạo ra Tri-thức, tạo ra Tư-Duy (tức sinh Chấp). Sự Học thượng thừa ở phương Đông lại là thoát khỏi Tư-Duy, thoát khỏi cái chủ quan của Con-Người và của chính mình (phá Chấp) để đến gần Tự-Nhiên. Schumpeter, cha đẻ của thuyết Sáng-tạo (Creativity, Innovation), cho rằng “Mọi Sáng-Tạo đều bắt đầu bằng sự Phá-Hủy”. Trong đó, cái cần phá hủy đầu tiên là những định kiến, những quan niệm lối mòn trong chính chúng ta. Phật-giáo chủ trương: Không phá chấp thì không thể đạt tới Giác-ngộ. Khoa-học, Tư-duy, các khái niệm (Danh)… đều mang tính tạm thời (phi thường hằng hay phi thường Đạo theo Lão Tử) và là những “chấp”, chứa các lỗi cố hữu ngăn ta chân nhận hiện tượng. Muốn tồn tại và sáng tạo, luôn phảỉ vượt qua các “chấp”, các Tư-duy đó. “Phá Chấp” trong Phật-Giáo trùng hợp với “Chuyển-Đổi-Mô-Thức” (Paradigm Shift) của Thomas Kuhn trong Khoa-học-luận phương Tây.
Lỗi “hệ thống” của Tư-duy là: nó phải dựa trên một cơ sở, một xuất phát điểm nhất định. Rất nhiều người nghiên cứu, sáng tạo dựa trên logic, tiên đề, đức tin, quan niệm, “chân lý” của mình (hay của xã hội), ví dụ: “trái đất là trung tâm và đứng yên”, hay “thời gian là tuyến tính và không liên quan đến không gian”, hay “ánh sáng là sóng (hay hạt)”, hay “tự-nhiên dứt khoát phải hài hòa, cân đối (thậm chí tuyệt mỹ)”, hay “sác xuất để có sự sống là vô cùng nhỏ, vì vậy sự sống dứt khoát phải có ý nghĩa gì đó”, vv. Những quan niệm về hài hòa, hỗn độn, cân đối, đẹp, xấu, vv. hoàn toàn mang tính chủ quan và không phổ quát, thường hằng.
Kinh Kim Cương - cột trụ của Phật giáo đại thừa - nêu triết lý cốt lõi nhất của Phật-pháp. Đó là “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (“Đừng trụ vào đâu để mà sinh Tâm-thức”). “Sinh Tâm-thức” là nhận biết, bước đầu của mọi khoa học. Nhận biết bản thể thông qua, hay “trụ” vào tư duy, quan điểm hay bất cứ một trung gian nào đều là “gò ép”, bóp méo cái nhìn của ta. Tối ưu là kết hợp cả hai cách tiếp cận của phương Tây (hữu thức) và phương Đông (vô thức). Để truyền bá khoa học-giáo dục hay để có giải pháp ngắn hạn, người ta cần phải dựa trên một số giả thuyết, cơ sở, khái niệm, tiên đề nhất định. Nhưng phải hiểu rằng: các “cơ sở” này chỉ dùng cho một (số) mục đích nhất định và sẽ luôn cần phải vượt qua, xóa bỏ, đặt mới, tùy theo cái ta muốn tiếp cận. Ngược lại, phương Đông đề cao trực cảm (intuition), tức cảm nhận bản thể một cách trực tiếp, không thông qua bất kỳ trung gian nào (thậm chí các giác quan của chính mình), một cách vô giác, vô tri, vô thức, vô chấp và vô ngã.
Con người cần luôn lập ra, rèn luyện thành bản năng những cách tiếp cận, tư duy mới, mở rộng các giác quan của mình và biết được khi nào sử dụng tư duy của mình và khi nào cần “đóng” tư duy của mình lại để bản thể “lên tiếng” hay đơn giản là biến mình thành bản thể.
Khoa học phương Tây đề cao Tri-thức, Tư-duy, coi đó là mục đích và cứu cánh của sự tồn tại và phát triển (Tôi tư duy, vì vậy tôi tồn tại). Nhưng họ cũng dần nhận ra rằng: chính điều ngược lại của Tư-duy (tức Vô-tri) mới đưa ta đến gần hơn với bản thể (Tôi không-tư-duy, vì vậy tôi tồn tại).
Tài liệu tham khảo
- Kenneth Neil Cukier and Viktor Mayer-Schoenberger, The Rise of Big Data, How It's Changing the Way We Think About the World, Foreign Affairs, May/June 2013, http://www.foreignaffairs.com/articles/139104/kenneth-neil-cukier-and-viktor-mayer-schoenberger/the-rise-of-big-data
- Kenneth Neil Cukier and Viktor Mayer-Schoenberger, Big Data: A Revolution That Will Transform How We Live, Work, and Think, Houghton Mifflin Harcourt, 2013
- Think Again: Big Data, http://www.foreignpolicy.com/articles/2013/05/09/think_again_big_data
- Hồ Tú Bảo, Dữ liệu lớn: Cơ hội và thách thức lớn, Tia Sáng, 25-01-2013, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=6103
- Lê Đình Duy, Bàn về Big Data, Blog: http://ledduy.blogspot.com/2012/12/ban-ve-big-data.html
- McKinsey, Big data: The next frontier for innovation, competition, and productivity, http://www.mckinsey.com/insights/business_technology/big_data_the_next_frontier_for_innovation
- IBM, What is Big Data?, http://www.ibm.com/big-data/us/en/
- Google launches 'big data' analytics service, 15-11-2011, http://www.information-age.com/technology/information-management/1670768/google-launches-big-data-analytics-service
- Thư viện Hoa Sen, Kinh Kim Cương, http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73_4-18095/y-nghia-cau-ung-vo-so-tru-nhi-sanh-ky-tam-trong-kinh-kim-cang-tue-dat.html
- Thích Giác Hoàng, giải thích Lục Tổ Huệ Năng, Kinh Kim Cương, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/ungvosotru.htm
Theo: tiasang.net.vn