23/05/2018, 18:45

Bệnh thiếu Vitamin D ở gà?

Ảnh minh họa I. NGUYÊN NHÂN - Do khẩu phần thiếu vitamin D, đặc biệt là D3 làm giảm điều tiết hấp thu canxin cho cơ thể. - Do chuồng nuôi thiếu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng (vì ánh sáng buổi sáng có tia tử ngoại làm chuyển hóa vitamin D ở dưới da của gà thành vitamin D3 ...

Ảnh minh họa

I. NGUYÊN NHÂN

- Do khẩu phần thiếu vitamin D, đặc biệt là D3 làm giảm điều tiết hấp thu canxin cho cơ thể.

- Do chuồng nuôi thiếu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng (vì ánh sáng buổi sáng có tia tử ngoại làm chuyển hóa vitamin D ở dưới da của gà thành vitamin D3 có tác dụng điều tiết sự hấp thu canxin và photpho từ thức ăn vào cơ thể chống bệnh còi xương, bại liệt và đẻ non).

- do trong thức ăn có chứa lưu huỳnh nên ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D.

- Do vitamin D2 dễ bị phá hủy bởi các chất oxy hóa hoặc bị các kim loại khác phân giải mất tác dụng.

II. TRIỆU CHỨNG

+ Ở gà con và gà giò:

- Gà đang lớn bỗng chựng lại và còi cọc trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng thức ăn thiếu vitamin D.

- Mỏ và xương bị mền nên ăn kém và gia cầm đi không vững hoặc có xu hướng đứng bằng 2 đầu gối, run rẩy, xù lông.

- Bệnh có thể phát 100% nếu hàm lượng vitamin D thiếu kéo dài trong thức ăn. Bệnh héo dài nếu có khỏi thì gia cầm cũng bị dị tật cong chân.

+ Ở gia cầm đẻ:

- Trứng đẻ vỏ mỏng kéo dài một thời gian, sau chuyển sang đẻ non.

- Tỷ lệ đẻ giảm. Thỉnh thoảng bị liệt nhưng qua khỏi nhanh sau khi đẻ trứng không vỏ (đẻ non).

- Gà bệnh đứng lù đù như "chim cánh cụt".

- Bệnh kéo dài làm cho mỏ mền, cựa mền và xương dài ra. Xương ức có thể cong và xương sườn bị đẩy về phía trước.

III. BỆNH TÍCH

- Xương ống, xương sườn và xương cánh rất mền, dùng dao cắt dễ.

- Xương sườn cong ở những chỗ nối với cột sống.

- Mấu xương chày và xương đùi sưng và biến dạng, mô sụn phát triển.

- Tuyến phó giáp trạng sưng to.

- ở gà mái đẻ: xương mền, dễ bẻ gãy.

- Nhiều u nổi ở phần sụn sườn và xương ức có thể cong ở phần cuối.

IV. CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên.

+ Định lượng thành phần tro xương của gà bệnh và gà khỏe.

+ Phân tích lượng vitamin D có trong thức ăn.

+ Tăng hàm lượng vitamin D cho gà bệnh và quan sát 3-5 ngày sau khi dùng.

+ Gây bệnh lại cho gà bằng cách cho gà con 1 ngày tuổi ăn thức ăn nghi ngờ.

VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

+ Bổ sung vào thức ăn vitamin D3 theo tỷ lệ:

- Gà con từ 1500-2000 Ui/kg TĂ.

- Gà giò từ 1200-2000 UI/kg TĂ.

- Gà đẻ từ 2000-3000 UI/kg TĂ.

Những thuốc premix có chứa vitamin D3 đã được nêu trong phần phòng bệnh thiếu vitamin A. Như vậy liều dùng như trong bệnh thiếu vitamin A. Vì các vitamin D3 đều có trong các premix trên.

+ Có thể dùng dầu gan cá, men bia, rau cơ xanh và trứng trộn vào thức ăn cho gia cầm ăn để bổ sung vitamin D3.

+ Thiết kế chuồng nuôi phải có ánh sáng buổi sáng chiếu vào đàn gà hoặc cho gà tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng 2 giờ/ngày. Nhu cầu khoáng vi lượng phải bổ sung canxin và photpho theo một tỷ lệ cân đối 4/1 (4 ca/1P).

b, Trị bệnh

+ Dùng các dạng thuốc premix như trong phòng trị bệnh thiếu vitamin A tăng liều gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm vitamin ADE hay D3 cho gà con theo hàm lượng 50 UI/kg thể trọng. Cho gà đẻ 100 UI/kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày.

Lưu ý: Nếu dùng quá liều vitamin D3, gà sẽ bị hư thận do sự rối loạn trao đổi canxin ở ống thận, động mạch chủ và những động mạch nhỏ khác. Lượng canxi được điều tiết từ xương vào máu gây mền xương và bại liệt. Lương canxi loại thải không kịp gây nên xơ cứng động mạch và sỏi thận làm cho phân gà có máu hoặc trắng do thận xuất huyết kèm lượng canxin quá nhiều.

0