23/05/2018, 18:45

Người phụ nữ đầu tiên được đưa vào điện Panthéon?

(Hình minh họa) Đó là Nhà bác học Marie Curie. Cuộc đời và sự nghiệp của “Người phụ nữ đầu tiên” Sinh ra ở Warszawa, Ba Lan, những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ ...

(Hình minh họa)

Đó là Nhà bác học Marie Curie.

Cuộc đời và sự nghiệp của “Người phụ nữ đầu tiên”

Sinh ra ở Warszawa, Ba Lan, những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ cả ăn và ngủ để học. Sau khi học xong trung học, Marie bị suy nhược thần kinh một năm. Vì là phụ nữ, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm. Cuối cùng, với sự tài trợ của một bà chị, Marie đến Paris để học hoá học và vật lý tại trường Sorbonne, nơi mà sau này bà trở thành giảng viên phụ nữ đầu tiên.

Tại trường Sorbonne bà gặp và kết hôn với Pierre Curie, một giảng viên khác. Họ cùng nhau nghiên cứu các vật chất

phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.

Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hoá học cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.

Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling).

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bà vận động để có các máy chụp tia X di động điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.

Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và nhà thẩm mỹ đã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.

Tiền Ba Lan in hình bà

Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu có lẽ vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.

Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Pantheon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.

Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hinh bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.

Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre.

0