23/05/2018, 18:45

Bệnh HISTOMONIAD ở gà?

Ảnh minh họa I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biết là gà Tây và gà giò. Ít thấy bệnh ở gà lớn trên 5-6 tháng tuổi. II. NGUYÊN NHÂN Do cầu ký sinh trùng Histomonia gây ra. III. CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY - Lây qua thức ăn, nước uống đã bị ...

Ảnh minh họa

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biết là gà Tây và gà giò. Ít thấy bệnh ở gà lớn trên 5-6 tháng tuổi.

II. NGUYÊN NHÂN

Do cầu ký sinh trùng Histomonia gây ra.

III. CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

- Lây qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm trứng giun (lãi) trong có chứa Histomonia.

Khi gia cầm cần ăn phải trứng giun có chứa Histomonia. Ở trong đường tiêu hóa, đặc biệt ở ruột non (môi trường kiềm tính) Histomonia tăng sinh bằng cách phân đôi tập trung gây bệnh ở manh tràng. Mặt khác chúng tiếp tục xâm nhập vào những trứng giun cư trú ở manh tràng và đi ra ngoài theo phân. Những con gia cầm khác ăn phải sẽ tiếp tục phát bệnh.

- Lây nhiễm qua giun đất: Khi trứng giun kim ở trong cơ thể gà đã nhiễm Histomonia thải ra ngoài môi trường nền chuồng ở, đất. Giun dất ăn phải, rồi gà lại ăn giun đất thì mần bệnh cũng được phát ra (trường hợp gà thả rong bị nhiễm cao).

- Ở một số ở dịch khác xảy ra trên gà thì người ta không tìm thấy trứng giun ở ruột cùng (manh tràng), có lẽ còn có một cách truyền bệnh khác mà ta chưa phát hiện ra được.

Trong một số ổ dịch, bệnh phát gia tăng nếu như có kèm những nguyên nhân tiếp sau:

- Nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa mưa.

- Vệ sinh chuồng trại kém hoặc thiếu chất độn chuồng (như trấu lót dưới), gà mổ đất ăn.

- Gà ăn chất lót chuồng do thiếu thức ăn, nên bị nhiễm trứng giun từ chất lót chuồng.

- Có bệnh khác kết hợp như nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như Clostridium perfrigen, E. Coli, Bacilus suntilis v.v...

IV. TRIỆU CHỨNG

Sau khi nhiễm mần bệnh 9-10 ngày, gà bắt đầu phát ra triệu chứng:

- Xù lông, sã cánh rất yếu, đi lại kém.

- Phân có màu vàng và mùi khó chịu.

- Mở chúi xuống đất.

Ở gà giò triệu chứng không điển hình, chỉ thấy gà thờ ơ với môi trường xung quanh, ngại vận động, sau đó lại trở lại bình thường, tỷ lệ bệnh 1-10% và chết khoảng 2%.

V. BỆNH TÍCH

Bệnh tích mổ khám được xác định ở gan và manh tràng.

+ Bệnh tích ở manh tràng có thể thấy ở 1 hoặc cả 2 bên với biểu hiện:

- Vết loét nhỏ hoặc lớn. Vết loét có thể vỡ ra tràn phân và dịch viêm và xoang bụng gây viêm dính xoang bụng với ruột.

- Trong thành ruột khi cắt ngang có những đám bã đậu trắng.

+ Bệnh tích ở gan:

- Có những đám hoại tử trắng. Do Histomonia xâm nhập vào tổ chức gan qua động mạch chủ. Những vùng hoại tử này có đặc điểm: vàng, tròn, lõm ở giữa và kích thước tới 1cm. Bệnh tích ở gan thường thấy ở gà tây, ít thấy ở gà khác.

VI. CHẨN ĐOÁN

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên, lấy bệnh phẩm gan và manh tràng làm tiêu bản soi kính tìm Histomonia.

Chẩn đoán phân biệt với:

- Bệnh cầu trùng: Manh tràng sưng đỏ, xuất huyết nhưng không có điểm hoại tử trắng ở manh tràng và gan.

- Bệnh trúng độc thức ăn do nấm Aflatoxin cũng có điểm trắng ở gan nhưng lại nổi sần, không lõm như Histomonia và manh tràng không có hoại tử trắng.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

Nuôi trên sàn để gà không lây nhiễm mần bệnh từ trứng giun và giun đất qua thức ăn nước uống.

Dùng một trong những loại thuốc sau trộn vào thức ăn hay nước uống để phòng bệnh.

- Carbosep premix: Trộn thức ăn 750 g/tấn, ăn liên tục.

- Emtryl: Hòa nước uống 1g/2lít, liên tục 12 ngày.

- Emtryl premix: Trộn thức ăn 2,2 kg/tấn, liên tục 7-14 ngày.

- Hepzide: Hòa nước uống 1,2g/lít, liên tục 5-7 ngày.

- Hepzide premix: Trộn thức ăn 500-650 g/tấn, ăn liên tục.

- Ipronidazole: Hòa nước uống 1g/10lít, liên tục 7 ngày.

- Ipronidazole premix: Trộn thức ăn 0,00625%, ăn liên tục .

- Sulfuride: Trộn thức ăn 1kg/tấn, ăn liên tục.

b, Trị bệnh

Dùng một trong những thuốc trên tăng liều gấp đôi liên tục 5-7 ngày. Nếu bệnh có nhiễm các vi khuẩn gây viêm ruột kế phát như E.coli, Salmonella thì phải phối hợp với kháng sinh để điều trị. Kháng sinh phối hợp thường dùng Chloramphenicol, Chlotetrasol, Amfuridon hoặc Furazolidon. 

0