07/02/2018, 21:28

Bao sái là gì?

Những điều cần biết khi bao sái Những lưu ý khi bao sái Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc bao sái là gì? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết bao sái là gì? Những lưu ý khi bao sái để bạn đọc cùng tham ...

Những lưu ý khi bao sái

Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc bao sái là gì? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết bao sái là gì? Những lưu ý khi bao sái để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

Bao Sái là cách gọi theo nhà Phật, đây là việc vệ sinh bát hương, một việc rất cần làm lúc năm hết tết đến và thường được làm vào 23 tháng Chạp.

Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Thông thường cứ vào dịp cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương. Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ...

Những kiêng kị khi bao sái, tỉa chân nhang bát hương

Với người Việt, trong gia đình (ngay cả người theo Công giáo) thì nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ sẽ thờ một linh vật không thể thiếu được. Đó là bát hương hay bát nhang dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào không phải ai cũng biết cách.Theo Phật Giáo (và một số tôn giáo khác), thì bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Nơi thờ cúng là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Khi thắp một nén hương là gửi lòng thành kính của mình vào cõi vô hình, nén hương là nhịp cầu để người âm và người dương gặp nhau, mượn nén hương này để thỉnh mời vong linh người đã khuất về ngự tại bàn thờ chứng minh lòng hiếu thuận của con cháu.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường sẽ có 3 cấp bậc:

- Thờ Phật: Thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình

- Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn.

- Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thờ tự).

Bất cứ ai cũng có thể bốc được bát hương, miễn là thành tâm và thân thể sạch sẽ. Một số điều cần phải lưu ý khi bốc lại bát hương:

Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất.

Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ. Nhờ người bốc, nhiều khi người ta cho bùa chú, hay các hạt nhựa (ngoài cửa hàng gọi là đá) vào sẽ không tốt.

Tiếp theo, bát hương đã bốc xong phải đặt trên bàn thờ được dọn sạch sẽ, gọn gàng. Tốt nhất nên tham khảo thêm cách bày trí bàn thờ theo phong thủy. Chú ý là những đồ bày trên bàn thờ, dùng cho thờ cúng, chứ không phải bày cho đẹp, mua đủ thứ đồ nhựa nhiều màu sắc về là không tốt.

Có thể bày tiền vàng mã, tiền xu, chứ không bày tiền thật. Bởi vì khi đặt tiền thật trên mâm lễ, trên ban thờ... thì thần linh, gia tiên (người mình cần cầu xin) rất khó về, những nguyện cầu (nhỏ) của mình khó được đáp ứng.

Vào ngày Tết ông Táo, có thể bày thêm bánh kẹo, đồ mã (là phong tục, nhưng hạn chế, vì đốt nhiều gây ô nhiễm môi trường). Vào ngày 30 Tết đến mùng 5, dán Táo quân phù để mời Táo quân quay lại.

Văn khấn bao sái bát hương - Văn khấn xin tỉa chân nhang

Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con Nam mô A Di Đà Phật

Con Nam mô A Di Đà Phật

Con xin kính lạy:

- Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia

- Con tấu lạy Thần linh đất nước - Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ;

- Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.

- Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.

Họ ......, Họ ......:

Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.

sau đó đọc tiếp

“ Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)

Đọc tiếp

“Linh xuất lô nhang” (3 lần)

nếu có tượng thì đọc

“Linh xuất tượng” (3 lần)

Khi đã đọc xong thì xê dịch bát nhang và tượng để lau chùi thoả mái. Ngoài ra, bài văn khấn xin tỉa chân nhang trên còn được dùng như văn khấn bao sái bát hương thần tài khi các bạn cần lau dọn ban thờ thần tài.

+ Rời bát hương khỏi bàn thờ (không làm vệ sinh ngay trên bàn thờ)

+ Rút bớt chân hương, chỉ để lại chừng 3-5 chân hương

+ Vét bớt tro trong bát hương, mức tro thấp hơn miệng bát hương độ 1-2 cm

+ Rửa: Pha nửa lít rượu trắng, dùng miếng gạc hoặc vải trắng sạch, rấp hỗn hợp rượu đó lau trên vành mép bát hương trước, chuyển xuống phần phía trước bát hương, sau bát hương rồi đáy bát hương.

+ Bao sái bát hương xong thì lau bàn thờ cho sạch

+ 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt

+ 1 đĩa hoa quả theo mùa

+ 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ

+ 3 chén rượu nhỏ

+ 1 tách nước sôi để nguội

+ 3 lễ tiền vàng

+ 2 lọ hoa hai bên

+ Xong rồi thắp 3 nén nhang mỗi bát và đọc

“Linh nhập lô nhang” (3 lần)

nếu có tượng thì đọc

“Linh nhập tượng” (3 lần)

Lưu ý: Những chân nhang đã nhổ cần đốt, thả tro xuống sông suối.

(Khi bao sái xong đâu đấy đặt ngay ngắn theo chỗ cũ không được đặt lệch chỗ khác, muốn vậy trước khi bao sái phải lấy bút đánh dấu).

Bao sái không chỉ là một nghi thức thông thường mà nó nhằm tỏ rõ lòng thành kính của con cháu đến ông bà, tổ tiên chính vì vậy khi thực hiện nghi thức này cần thật sự thành tâm để công việc suôn sẻ, tốt đẹp.

0