Bàn về nhân vật Tông Đản
Quân nỏ thủ người Mông (Miao) ( Nhân đọc sách Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý của tác giả Hoàng Xuân Hãn ) Đặng Thanh Bình Sách Cương mục chép: “Ất Mão, năm thứ 4 [1075] Tháng 11, mùa đông. Sai bọn Lý Thường Kiệt đem đại binh sang đánh nhà Tống, phá được ...
(Nhân đọc sách Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý của tác giả Hoàng Xuân Hãn)
Đặng Thanh Bình
Sách Cương mục chép:
“Ất Mão, năm thứ 4 [1075] Tháng 11, mùa đông. Sai bọn Lý Thường Kiệt đem đại binh sang đánh nhà Tống, phá được Khâm Châu và Liêm Châu. Nhà Tống từ khi Vương An Thạch lên cầm quyền, thường muốn lập công ở ngoài biên giới. Tiêu Chú tri châu Ung, đón biết ý An Thạch, dâng thư nói Giao Châu dẫu giữ lễ triều cống, nhưng thực vẫn hai lòng, nếu nay bỏ lỡ không đánh lấyđi, chắc sẽ để lo về sau. Vua Tống tin lời, liền xuống chiếu cho Tiêu Chú lo việcấy. Tiêu Chú lấy làm khó. Gặp bấy giờ có độ chi phán quan làm Trầm Khởi dâng thư nói không có lý gì không thể lấy được Giao Châu. Nhà Tống mới cho Trầm Khởi làm tri châu Quế. Trầm Khởi nhận lĩnhý chỉ do An Thạch dặn bảo, chuyên đểý tấn công khuấy rối nước ta. Khi Trầm Khởi bị bãi, Lưu Di lên thay, biên xét hộ tịch các dân ở khê động, sửa qua thuyền, để mưu sang lấn cướp. Nhà Tống lại nghiêm cấm các châu, các huyện không được mua bán trao đổi với ta. Nhà vua đưa thư sang Tống, thì Lưu Di lại dìmđi. Ngài giận lắm, sai bọn Lý Thường Kiệt, Tôn Đản thống lĩnh hơn 10 vạn quân, chia đường sang đánh Tống. Quân Thường Kiệt đến Khâm Châu, Liêm Châu tấn công và phá được. Quân Tống chết đến tám nghìn người. Bấy giờ Tôn Đản sang đánh Ung Châu, đô giám tỉnh Quảng Tây là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu, Thường Kiệt đón đánh ở ải Côn Luân, phá tan được địch, chém Thủ Tiết tại trận.
Lời cẩn án: Sử cũ chép tháng 2 năm ấy, Thường Kiệt sang đánh nhà Tống, phá được Khâm Liêm. Tôn Đản vây Ung Châu hơn 40 ngày, phá được thành, nay theo sử Cương mục tục biên thì tháng 11 mùađông năm Ất Mão, Giao Chỉđem đại binh vào lấn cướp, phá Khâm Châu và Liêm Châu. Tháng giêng mùa xuân năm Bính Thìn phá Ung Châu. Như vậy thì việc sang đánh Tống là bắt đầu từ mùađông năm Ất Mão, việc phá được Khâm Liêm là vào tháng 11, việc phá được Ung Châu là vào tháng giêng năm Bính Thìn. Sử cũ chép lầm, nay xin đính chính.
Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 [1076] Tháng giêng mùa xuân. Tôn Đản phá được thành Ung Châu nhà Tống, giết sách cả dân trong thành. Tôn Đản vây thành Ung Châu hơn 40 ngày, Tri châu Tô Giam đóng cửa thành cố giữ, đếnđây quan quân xếp bao đất sát vào thành làm bậc thang mà leo lên, thành bị hạ. Tô Giam bắt 36 người trong nhà hắn phải chết trước, hắn đem xác vùi cả xuống hố, rồitự mình chết. Người trong thành cảm phục cao nghĩa của Tô Giam, không một ai chịu đầu hàng. Quan quân giết sạch số dân trong thành, đến hơn 58000 người cộng với số người bị chếtở Khâm Liêm tất cả tới mười vạn. Bọn Thường Kiệt bắt lấy người 3 châu làm tù binh rồi kéo quân về. Việc này lên đến vua Tống, vua Tống truy tặng Tô Giam là Phụng quốc Tiết độ sứ”.
Sách Toàn thư chép:
“Ất Mão [ Thái Ninh] năm thứ 4 [1075]Mùa xuân tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học.Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu [với vua Tống] rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá. Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta. Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ưng, Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ưng châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn 8 nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn. Bọn Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về. Vua Tống truy tặng Giám là Phụng quốc quân tiết độ sứ, thụy là Trung Dũng, cho một khu nhà lớn ở kinh thành, 10 khoảnh ruộng tốt cho thân tộc 7 người làm quan, cho con là Nguyên chức Cáp môn chi hậu.Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhà Tống cho Tô Giám thụy là Trung Dũng cũng đủ nêu rõ sự trung dũng của Lý Thường Kiệt, há có thể xem như hạng Túc Sađâu. Mùa thu tháng 8, ngày mồng 1 Canh Dần, nhật thực”.
Sách Việt sử lược chép:
“Năm Giáp Dần[1074] là năm thứ 2. Mùa thu tháng 9 rồng vàng hiện ra. Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền chính đem lời tâu với vua Tống, rằng là, nước ta đã bị Chiêm Thành khuấy phá, ngoài ra, dân đông không đầy vạn người, nên có thể theo cái kế trong một ngày là lấy được. Do đó, vua Tống dùng Thấm Khởi và Lưu Di làm Tri châu Quế châu. Thấm Khởi và Lưu Di bèn tụ tập dân đinh trong các khe động tại địa phương làm bảo giáp, lại cho đóng thuyền bè ở bờ biển, giảng dạy về phép đánh dưới nước. Và cấm dân ở các châu huyện không được cùng với dân ta đi lại buôn bán. Nhà vua biết vậy, bèn trước tiên cho xuất phát các đạo binh gồm 10 vạn người, chia làm hai đạo như sau: Sai Nguyễn Thường Kiệt lãnh đạo thủy quân xuất phát từ Vĩnh Yên tiến đến Châu Khâm, châu Liêm. Tôn Đản lãnh đạo lục quân xuất phát từ Vĩnh Bình tiến đánh Châu Ung. Quân ta tiến tới đâu cũng như vào chổ không người. Nguyễn Thường Kiệt đánh ép hai châu Khâm, Liêm rồi lại cùng với Tôn Đản hợp binh bao vây châu Ung. Quan Giám thủ Quảng Tây của nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem binh đi tiếp cứu. Binh của Trương Thủ Tiết kéo đến cửa ải Côn Lôn thì bị Thường Kiệt đón đánh phải thua to, Thủ Tiết bị giết chết. Quan Tri châu là Tô Giam dựa vào thành trì kiên cố để chống giữ. Quân ta bắc thang mây để leo thành. Quân Tống dùng đuốc mà đốt nên không thể bắc gần được. Ta lại dùng tên độc mà bắn, người ngựa trên thành chết nằm gối lên nhau. Quân Tống dùng thần tý (một loại nỏ) ra bắn. Voi và quân sĩ của ta có nhiều người bị chết. Thành cao và cứng, đánh phá hơn 40 ngày không hạ được. Quan quân ta bắt dân Tống, sai lấy túi đất đắp vào chân thành để leo lên. Thường Kiệt theo đó mà lên đánh, thành bị hãm hại. Tô Giam chạy về nhà ở trong châu, trước hết giết hết người nhà của ông gồm 36 người, sau phóng mình vào trong lửa để tự thiêu. Quân sĩ ta tìm Tô Giam không được bèn giết hết quan dân trong thành hơn 5 vạn người. Chiến dịch đó giết hại dân ở ba châu Ung, Khâm và Liêm đến 10 vạn”.
* Có 2 điểm cần xét:
Thứ nhất là lời cẩn án trong sách Cương mục có chép rằng sử cũ lầm.
Đoạn văn mô tả cuộc tấn công của nhà Lý vào 3 châu Ung Khâm Liêm trong sách Cương mục rất giống với sách Toàn thư. Vậy thì sử cũ được nhắc đến khả năng cao là sách Toàn thư. Xem bố cục đoạn chép năm 1075 trong sách Toàn thư thì thấy rằng việc khẳng định sách Toàn thư chép cuộc tấn công diễn ra vào tháng 2 mùa xuân chưa hẳnđãđúng vì thời gian tháng 2 mùa xuân sách Toàn thư dùng để chép sự kiện liên quan đến Lê Văn Thịnh, nhưng chắc chắn là sự tấn công 3 châu của nhà Tống phải diễn ra trước mùa thu tháng 8.
Trong trường hợp của sách Toàn thư chúng ta có thể hiểu, tác giả Ngô Sĩ Liên đã chép gộp 2 sự kiện, Thường Kiệt tấn công Khâm Liên và Tông Đản vây Ung Châu. Nhưng quan sát sẽ thấy rằng, các sách sử càng gần với sự kiện thì chép thời gian nhà Lý tấn công 3 châu càng xa về trước[Cương mục là tháng 11/1075; Toàn thư là từ tháng 2-8/1075 và Việt sử lược là sau tháng 9/1074] Thế nhưng sách Cương mục dẫn sách Cương mục tục biên của Trung Quốc chép rất rõ là thờiđiểm nhà Lý tấn công 3 châu từ tháng 11/1075 đến tháng 1/1076. Vậy sách Toàn thư chép sai ?
Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc chép:
“Nghiêm khảo vào năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh [1075] sửa soạn vương sư, đánh lên ải bắc, vây thành Ung cho hả giận, bắt võ tướng dâng tù binh. Bởi vậy được ban thưởng chức Hữu đại liêu ban Đoàn luyện sứ, cấy cày theo phép tỉnh điền, thóc lụa chất cao tựa núi, khách khứa đông đục 3 nghìn, cửa nhà nhộn nhịp như phố chợ”.
Vậy là họ Hà châu Vị Long cũng tham gia cuộc tấn công 3 châu nhà Tống, số lượng quân tham gia khoảng 3 ngàn người. Rõ ràng trậnđánh lớn như vậy lại có sự tham gia của rất nhiều người ở các châu quận khác nhau thì phải được chuẩn bị kỹ càng. Nên thời điểm chép trong sách Toàn thư rất có thể là thời gian vua Lý chiếu dụ chuẩn bị lương thảo quân nhu đểđánh Tống, chứ không phải thời gian giao chiến.
Thứ hai là không khó để nhận ra vai trò của Tông Đản được các sách sử gia thêm, sách Việt sử lược chép rằng Thường Kiệt dẫn thuỷ quân tấn công châu Khâm và Liêm, Tông Đản xuất quân từ Vĩnh Bình tiếnđánh Ung Châu, sau khi Thường Kiệt hạ 2 châu thì tiến về Ung Châu hợp binh với Tông Đản hạ thành Ung Châu. Theo nhưđó thì Tông Đản chỉ có khả năng cầm chân quân Tốngở Ung Châu để không thể cứu viện 2 châu Khâm và Liêm. Trong khi như sách Cương mục chép thì người hạ thành Ung Châu là Tôn Đản chứ không phải Thường Kiệt.
Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn chép:
“Hai đạo quân ấy có từ sáu vạn đến mười vạn. Lý Thường-Kiệt lĩnh thủy quân, từ Vĩnh-An đánh vào ven bể Quảng-Đông (Việt sử lược). Đó là đại quân. Còn các quân từ biên giới miền tây Quảng-Tây kéo vào có Tông Đản quản lĩnh (Toàn thư). Tông Đản là ai ? Sử ta không hề nói đến, ngoài việc cầm quân đánh thành Ung lần này. Tống-sử và Tống-thư cũng không đâu nói đến. Nhưng sách Tục tư trị thông giám trường biên (TB) và các sách Tống, như TốngSửquyển488, Tống sử quyển 495 có chép tên Nùng Tông-Đán, người châu Quảng-Nguyên. Ta đã thấy Nùng Tông-Đán đã theo Tống rồi bỏ Tống nhiều lần (xem mục V/8 sách của Giáo sư Hoàng). Tháng 6 năm Bính-Thìn (1076) ti An-Nam tuyên-phủ tâu rằng: “Đã sai đô-giám Quế-Châu là Nùng Tông-Đán kiểm điểm đinh tráng Hữu-Giang, để đánh Lưu Kỷ”. Vua bảo: “Tuy Tông-Đán đã hiệu-thuận và là kẻ dũng mạnh, nhưng các con còn theo Lưu Kỷ. Ta sợ Tông-Đán cũng theo nốt. Vậy nên chọn các viên có mưu lược đi theo Tông-Đán” (TB 276/1b).Có lẽ Tông Đản ở sử ta là Nùng Tông-Đán ấy hoặc là một con y. Chữ Nùng dùng đầu tiên có thể chỉ giống người Nùng mà thôi chứ không phải hẳn là chỉ họ. Vì sự hai âm Đán và Đản rất gần, hai tên có thể là một chăng ? Các quân man động ấy đóng từ Quảng-Nguyên đến châu Tô-Mậu, trước các trại Hoành-Sơn, Thái-Bình, Vĩnh-Bình, Cổ-Vạn, Thiên-Long. Lưu Kỷ cầm quân vùng Quảng-Nguyên. Có lẽ Tông Đản chỉ là một bộ tướng. Vùng Môn-Châu có Hoàng Kim-Mãn, vùng Lạng-Châu có phò mã Thân Cảnh-Phúc (xem mụcIV/4 sách của giáo sư Hoàng) và vùng Tô-Mậu có Vi Thủ-An cầm quân[Đoạn chú viết]:“Đời Trị-Bình (1064-1067) Tông-Đán có hiềm khích với tụi Lý Nhật-Tôn (Thánh-Tông) và Lưu Kỷ nên sợ chúng ép bức. Viên coi Quế-Châu là Lục Sằn sai người đến dỗ. Tông-Đán bèn bỏ châu mình mà dời nhà vào nội địa. Vua Tống ban cho chức hữu-thiên-ngưu-vê tướng-quân”.Tống sử quyển 488 (Giao-Chỉ truyện) chép lược hơn nhưng cũng phù hợp với trên: Năm đầu niên-hiệu Trị-Bình (1064) Giao-Chỉ đòi lại Nùng Tôn-Đán và con là Nhật-Tân, với đất hai động Ôn-Mẫn. Hàn Kỳ bàn với vua Tống nên trả lại (xem mụcV/8 sách của Giáo sư Hoàng).TB 349/6a chép: Tông-Đán nộp đất Vật-Ác; Tống đổi ra châu Thuận-An.Trong trận Ung-Châu, Nùng Nhật-Tân bị chết nên được vua Tống tặng cho chức giám-áp Ung-Châu (tháng hai năm B.Th 1076, TB 273/3a). Còn Tông-Đán vẫn theo Tống. Nhưng vua Tống cũng không tin lắm. (xem mụcV/8 sách của Giáo sư Hoàng). Những việc trên, tuy làm cho ta không tin chắc rằng Nùng Tông-Đán đã theo Lý đánh Ung-Châu, nhưng cũng không đủ để bác thuyết ấy. Sau khi quân Thường-Kiệt rút về và đại quân Tống tới, có nhiều tù trưởng trước là tướng theo Lý, bấy giờ lại theo Tống, như Lưu Kỷ, Hoàng Kim-Mãn”.
* Dựa vào 2 bằng chứng là: âm Đản và âm Đán rất gần và Nùng Tông Đán nhiều lần theo Tống rồi bỏ Tống nền Giáo sư Hoàng đặt giả thuyết Nùng Tông Đán trong sử phương bắc có thể là Tông Đản trong sử phương nam. Tuy nhiên con trai của Nùng Tông Đán là Nùng Nhật Tân chết trong trận Ung Châu nên được vua Tống tặng cho chức giám áp Ung Châu vào tháng 2/1076 (Tục tư trị thông giám trường biên). Thêm nữa tháng 6/1076 ti An Nam tuyên phủ đã sai Nùng Tông Đán kiểm điểm đinh tráng để đánh Lưu Kỷ. Rõ ràng là lúc xung đột xảy ra, Nùng Nhật Tân đứng về phía nhà Tống, rồi vài tháng sau Nùng Tông Đán được lệnh của nhà Tống, chuẩn bị quân lương đánh phương nam. Vậy thì khả năng rất cao Nùng Tông Đán theo Tống lúc xảy ra xung đột. Lại thêm, Tống triều biết rất rõ về Nùng Tông Đán và các sự kiện xảy ra liên quan tới xung đột Tống Việt thì không có lý gì Tống triều không biết chuyện Nùng Tông Đán làm phản, nhưng chẳng thấy sử nào ghi chép, cuối cùng nếu Tông Đản là người dẫn đội quân đánh châu Ung, giết tới 58000 người, thì nhà Tống có chấp nhận Tông Đản không ? Nói cách khác, nhà Tống có tin vào việc đầu hàng của giặc vừa tấn công thành quách của nhà Tống ? Trong khi sự nghi ngờ Tông Đán của triềuđình phương bắc thể hiện rất rõ khi vua Tống nói tuy Tông Đánđã hiếu thuận nhưng các con còn theo Lưu Kỷ, sợ Đán cũng theo nốt. Tôi cho rằng Tông Đản không phải là Nùng Tông Đán. Rất có thể Giáo sư Hoàng cũng nhận thấy điều này nên Giáo sư có viết thêm “hoặc là một con của y”.
* Trong trận chiến Tống Việt xuất hiện rất nhiều các nhân vật, tuy nhiên sách sử phương nam chép rất hạn chế các nhân vật này. Có 2 nhân vật được nhắc tới là Lý Thường Kiệt và Tông Đản. Qua những ghi chép chúng ta thấy 2 vị này mỗi người dẫn 1 đạo quân tấn công vào đất Tống. Vậy thì Tông Đản hẳn phải là 1 nhân vật tầm cỡ mới được giữ trọng trách lớn như vậy, chứ không thể nào là kẻ vô danh tiểu tốt. Trừ khi đó có thể là người nội gián, người am tườngđịa thế đất Tống, dẫn quân Lý vào tấn công thành Ung Châu.
Bức thư của Từ Bá Tường là bằng cớ cho khả năng quân Lý có nội gián. Sách của Giáo sư Hoàng viết:
“Ngày 12 tháng 4, vua Tống hạ chiếu, nói: “Nghe Giao-Chỉ sai nhiều kẻ gian tới thám Lưỡng-Quảng. Vậy các chỉ huy, các tướng phải coi chừng. Đừng để nó dò được phép công, thủ, tiến, thoái của ta” (Đ. Zu, DL 27-5; TB 274/6b) (…) Nhưng ở sâu trong đất Tống, cũng còn một vài động không chịu theo. Như ở Hữu-Giang, tụi thủ-lĩnh Thiệu-Châu là Dương Tiên-Tiềm và Tiên-Hàm đều nói rằng nếu quân Tống tới đó thì chúng đánh lại. Muốn cho khỏi chậm việc tiến quân và muốn tránh sự chúng vì bị áp-bức quá sẽ giao-kết với Giao-chỉ rồi đe dọa vùng Tương Đàm, vua Tống bảo: “Nên để yên chúng (8-6, N. Th, TB 276/8a) nếu chúng có phản thì mới đánh (17-6, T. Su ; TB 276/10a) chứ đừng lưu đại-quân lại đó, kẻo chậm việc nam-thảo” (15-7, K. Ti ; TB 277/3b)”.
Việc tấn công vào đất Tống cần người dẫn đường, đây là lý do để Tông Đán dẫu chỉ là một “bộ tướng” có cơ hội để nắm giữ vai trò là người dẫn quân lụcđạo tấn công thành Ung Châu. Thế nhưng lý do này không đủ mạnh để xác nhận Nùng Tông Đán là Tông Đản.
Việc Tông Đản có thể là 1 trong những người con của Nùng Tông Đán lại càng khó. Các sách sử phương bắc chép Tông Đán là宗旦 và các sách sử phương nam chép Tông Đản là 宗亶.
* Trong bài viết Vì sao Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan của tác giả Đinh Ngọc Thu có 1 đoạn chú về Tôn Đản như sau:
“tướng cùng với Lý Thường Kiệt chỉ huy các trận vượt qua biên giới đánh các châu của Tống nhằm ngăn chặn kế hoạch xâm lược quân Tống. Mặc dù có công lớn với đất nước nhưng cả đời ông chưa từng nhận chức tước hoặc bổng lộc của triều Lý. Tôn Đản không phải là Nùng Tông Đán, người đứng đầu các châu mục bắc biên, như một số sách lầm tưởng. Tôn Đản lớn hơn Nùng Tông Đán khoảng 40 tuổi và là con của Tôn Trung Luận, còn Nùng Tông Đán là con của Nùng Tồn Thương. Nùng Tông Đán đã từng bỏ ta theo Tống”.
Tuy nhiên không thấy tác giả Đinh Ngọc Thu dẫn nguồn tài liệu ? Và khi tra soát cũng không thấy sách sử chép về nhân vật Tôn Trung Luận. Cũng thật kỳ lạ, khi 1 nhân vật tầm cỡ như Tông Đản lại chỉ được ghi chép có 1 lần trong sách sử. Với công lao dẫnđạo lục quân, vây thành Ung Châu thì hẳn Tông Đản phải được ban thưởng rất hậu và giữ chức vụ rất lớn trong triềuđình mới phải ?
Ngay như vị họ Hà châu Vị Long, sau cuộc tấn công 3 châu cũng được phong chức Hữu đại liêu ban Đoàn luyện sứ ? Rồi trong lần quân Tống tiến vào đất Việt không thấy sách sử nhắc tới Tông Đản. Thường Kiệt là nguyên soái thì hẳn rồi, nhưng Tông Đản chíít cùng phải giữ chức gìđó trong cuộc kháng Tống. TốngĐản không được nhắc đến ?
Hay là Tông Đản đã tử trận trong lần vây châu Ung ? Vì cuộc tấn công ấy quân Lý phải vây tới 40 ngày và gặp phải rất nhiều khó khăn mới hạ được thành Ung Châu ?
Sách Việt sử lược chép:
“Năm Bính Thìn[1076] là năm Thái Ninh thứ 4. Mùa thu tháng 7 nhà Tống sai quan Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ và Triệu Cao làm Chiêu thảo sứ tập hợp chín vị tướng quân kéo binh sang đánh nước ta. Nhà vua sai Nguyễn Thường Kiệt lãnhđạo thuỷ quân chống cự lại. Hai vị quan hầu tước là Chiêu Văn và Hoằng Chân đều bị chết chìmở sông Như Nguyệt”.
Sách Toàn thư không chép đến 2 nhân vật Chiêu Văn và Hoằng Chân. Hoằng Chân có tự dạng宏真. Có khi nào dễ lẫn với Tông Đản (宗亶) không ?
Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn chép:
“Đại-đội thủy-quân đóng ở Lục-Đầu, vùng Vạn-Xuân, để có thể tiếp-ứng được mọi nơi trên các đường thủy hoặc lên sông Đào-Hoa (sông Thương) hoặc lên sông Lục-Nam hoặc tới sông Nam-Định hoặc tới sông Thiên-Đức hoặc ra cửa biển Bạch-Đằng tiếp viện-thủy quân đậu ở sông Đông-kênh.Thế đất Vạn-Xuân thật là thế re quạt. Thái-tử Hoằng-Chân (VSL, còn các sách Tống đều viết Hồng-Chân) đóng doanh ở đó. Bộ-hạ có thái-tử Chiêu-văn và tả-lang-tướng Nguyễn Căn (…) Lý Thường-Kiệt sai các hoàng tử Hoằng-Chân, Chiêu-Văn (VSL) đem thuyền chở quân đến chống lại. Hoằng-Chân có nuôi riêng 500 quân đặc-biệt; cấm mọi điều thị-dục, dạy cho trận-pháp. Đội quân riêng ấy rất giỏi. Hiệu-lịnh rất nghiêm. Người nào cũng cầm một cái kim-bài để làm hiệu riêng.
(ĐàmPhố)Hoằng-Chân từ phía đông đem 400 chiến-hạm, chở vài vạn quân tới. Quân quát-tháo ầm-ỹ. Theo kế-hoạch Yên Đạt đã bàn, Quì rút quân. Quân ta đổ-bộ lên bắc-ngạn sông, đuổi đánh quân địch. Tiền-quân của Tống thua; Quách Quì phải cho thân-quân tới cứu. Tụi Yên Đạt cũng tiến theo (MC Quách Quì, theo TB 279/22a)Quân ta bấy giờ đã tiến sâu vào đất bằng (ĐP) có lẽ mé tây núi Nham-Biền. Quân Tống phản-công mạnh. Quân ta lui một ít. Quì sai các tướng Trương Thế-Cự, Vương Mẫn đưa kỵ-binh ra giúp sức. Giới Định đặt phục-binh ở trong núi (TB 281/14a) bấy giờ cũng đổ ra. Quân Tống giết chừng vài nghìn quân địch. Trên đất bằng, kỵ-binh Tống rất thắng lợi. Quân ta bị rối loạn, rút lui hỗn-loạn, tranh nhau sang sông trở về, bị chết đuối rất nhiều. Nước sông ba ngày chảy không hết xác (TB 279/22a).Ta ghé thuyền đưa quân về, bị quân Tống bắn đá xuống như mưa làm thuyền đắm. Hai hoàng-tử Hoằng-Chân và Chiêu-Văn đều bị chết chìm xuống sông (VSL). Thuyền của đội quân riêng của Hoằng-Chân bị đắm, nhưng ai cũng cầm vững kim-bài mà chết (ĐP). Tả-lang-tướng Nguyễn Căn bị tướng Tống là Đặng Trung bắt (TB 283/8a)[Đoạn chú viết]: Tống-sử (TS 290) chép: “Ta đại-chiến ở sông Phú-Lương, chém được vương-tử giặc là Hồng-Chân”. Mộ-chí Quách Quì chép: “Giết được đại-tướng Hồng-Chân, bắt được tả-lang-tướng Nguyễn Căn”. Sách Thông-giám chép: “Bắt được thái-tử giặc là Hồng-Chân”. Sách Trường-Biên (TB 293/8a) chép: “Tướng Bạch Bảo bắt được thái-tử Hồng-Chân và tướng Đặng Trung bắt được tả-lang-tướng Nguyễn Căn. Nhưng tướng Tiết Đức lại nói chính mình giết được Hồng-chân ở ải Quyết-lý”.
* Như những thông tin trên tôi ngờ rằng Hoằng Chân là 1 tướng thuỷ chiến, nếu có đánh 3 châu nhà Tống thì khả năng cao ngài cùng với Lý Thường Kiệt tiến theo đường biểnđánh 2 châu Khâm Liêm chứ không phải là Tông Đản dẫn quân tiến đường bộ vây Ung Châu. Lại thêm, sách Việt sử lược cùng chép về Tông Đản và Hoằng Chân nên việc chép nhầm cũng rất khó xảy ra. Chỉ tiếc là Toàn thư không chép về Hoằng Chân để chúng ta có thể so sánh.
Nếu có xảy ra nhầm lẫn thì có lẽ khi soạnĐại Việt sử ký, Lê Văn Hưu chép mục năm 1075 là Tông Đản, còn sách Việt sử lược khi chép mục năm 1076 theo sáchĐại Việt sử ký, vì lý do nào đó mà chép thành Hoằng Chân.
Nhưng sách sử phương bắc lại chép là Hoằng Chân thậm chí sách Tùng-đàm chép: “Tướng tiên-phong là Miêu Lý và Yên Đạt qua sông Phú-Lương. Đánh một trận, phá tan giặc. Bắt được thái-tử giặc là Phật-Nha” (TB 303/9a). Tên Phật-Nha ấy tuy khác các tên kia, nhưng chắc là đúng. Lý Thái-Tông khi còn thái-tử có tên là Phật-Mã, thì con có thể là Phật-Nha. Chắc đó là tên húy còn hiệu là Hoằng-Chân-vương hay Hoằng-Chân-hầu” [Hoàng Xuân Hãn]
Vậy thì sách sử chép rất rõ về Hoằng Chân, rất khó để có nhầm lẫn, trừ khi nhầm lẫn xảy ra tại mục năm 1075 trong sáchĐại Việt sử ký. Lê Văn Hưu muốn chép là HoằngChân hoặc vì nhầm lẫn mà Lê Văn Hưu nhầm giữa Tông Đản và Hoằng Chân. Người đem quân vây thành Ung Châu là Hoằng Chân nhưng Lê Văn Hưu nhầm lẫn thành Tông Đản. Thực chuyện này không thể khảo được!
Cũng lạ là sử phương bắc biết rất tường tận về Hoằng Chân, về đội quân riêng 500 người, mà lại không biết ngài dẫn 1 đạo quân, tấn công Ung Châu ? Vì như Giáo sư Hãn viết: “Tống-sử và Tống-thư cũng không đâu nói đến”.
* Tông Đản không phải là Nùng Tông Đán hoặc con của Đán, cùng không phải là vương hầu Hoằng Chân ? Ngài không được sử phương bắc nhắc đến cùng chỉ được sử phương nam chép có duy nhất 1 lần. Trong khi vai trò của ngài trong trậnđánh thành Ung Châu lại rất lớn. Đó là việc rất khó hiểu ?
Nếu như Tông Đản không chết trong cuộc chiến Tống Việt thì chắc chắn ngài phải được phong chức tước quan trọng, nhưng sử sách lại phủ nhận điều đó, vậy nên chúng ta sẽ tìm hiểu ngài trong các bộ tộcở phía bắc. Trong tất cả các sách sử thì duy có Việt sử lược chép: “Trí Cao chạy sang nước Đạ iĐản”. Sách sử còn lại chép rằng Trí Cao chạy vào nước Đại Lý. Sách Việt sử lược lấyđâu ra cái tên Đại Đản ? Và cái tên này có liên quan gì tới Tông Đản hay không ? Có khi nào Tông Đản là vương hầu của nước Đại Đản cùng hợp binh vớiĐại Việt tấn công Đại Tống không ? Tôi cho rằng rất khó vì từ Đại Đản mà sách Việt sử lược chép có lẽ là cách viết để tránh phạm tên huý của họ Trần. Nguyên tổ họ Trần có tên cúng cơm là Lý. Do vậy mà Việt sử lượcđã chép từ Đại Lý thành Đại Đản, chỉ băn rằng vì sao lại là Đại Đản mà không phải là 1 cái tên khác ? Có phải là liên quan tới phật giáo hay không ? Việc này sẽ bàn sau.
Thêm một câu hỏi nữa là nếu xảy ra trường hợp chép từ Đại Lý thành Đại Đản thì có xảy ra trường hợp chép từ Tông Lý sang Tông Đản hay không ? Việc này thực rất khó để khảo ? Nếu như người thống lĩnh cánh quân đường bộ tấn công Ung Châu không phải là người giữ vai trò dẫn đường, cùng không phải là tướng quan trọng của triều Lý cử đi, thì tướng này phải là thổ binh thân tín của triều đình. Khi ngài Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La thì họ Lý giữ vùng sông nhị Hà, phíađông có họ Phạm và họ Đỗ thế lực, phía nam có họ Dương và họ Lê (Ái Châu) thế lực, phía tây và tây bắc có họ Lê, họ Đào và họ Hà thế lực, phía chính bắc vàđông bắc có họ Thân thế lực. Vậy là bối cảnh chính trị thời Lý như vòng tròn có 3 biên giới. Chính tâm, thành Thăng Long họ Lý nắm quyền, chia sẽ quyền lực với họ Đỗ, họ Phạm. Biên giới thứ 2 là các họ Thân, Hà, Lê (Ái Châu). Với các họ phía bắc thì thông gia, với các họ phía nam thìđánh dẹp. Sau khi liên minh với các dòng họ ở vùng biên thứ 2 thì sẽ gây ảnh hưởng tới vùngbiên thứ 3 cùng chính là họ Vi, họ Hoàng và họ Nùng.
Các dòng họ vùng biên giới Việt Trung ngày nay giữ vai trò tự trị từ thời Đường. Sau khi vùng đồng bằng sông Hồng giành độc lập và kiến tạo 1 chính quyền, các dòng họở vùng biến giới cũng muốn thiết lập 1 chính quyền nhưở đồng bằng, trong đó những nỗ lực phải kể đến như của cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao.
Tuy nhiên các dòng họở miền núi gặp khó hơn các dòng họở đồng bằng trong việc kiến quốc là: phía bắc và phía nam đềuđã hình thành chính quyền và chính quyền nào cũng muốn các thế lực vùng biên giới phải phụ thuộc và trở thành 1 phần lãnh thổ của chính quyền ấy. Thế nên, hết xung đột với nhà Tống thì lại xung đột với nhà Lý.
Trong các sách sử thường nhắc đến các bộ tộc miền núi quy thuận, tuy nhiên cần hiểu từ quy thuận này 1 cách chính xác. Các tộc người vẫn cống nạp, vẫn xưng thần, không gây sự vùng biên cảnh thế nhưng họ tương đối độc lập, họ giống như 1 thế lực thứ 3 trong cuộc chiến Tống Việt. Và cái quyết định hành động của họ là lợi ích của họ chứ không phải mệnh lệnh của Thiên triều. Sử Việt và sử Tống gọi là giặc Nùng.
Nhưng câu hỏi ai mới là giặc ? Đất Quảng Nguyên có phải là của họ Lý hay họ Triệu. Rõ ràng không phảiđó là đất của họ Nùng. Vậy ai mới là giặc ? Vậy các sử gia đã sai sao ? Không phải, họ chỉ sai khác với chúng ta thôi, cònở thời điểm họ chép sử thì giặc là kẻ thua còn vua là người thắng.
* Nếu xét về thân tín phía bắc không họ nào bằng họ Thân, họ Thân vốn là họ Giáp đổi sang. Rồi đời đời họ Thân lấy công chúa triều Lý. Ngay cả khi Tống tấn công Đại Việt, các dòng họ phía bắc hàng Tống triều, nhưng Thân Cảnh Phúc vẫn không chịu theo, quyết chống Tống tới cùng vàđã tử trận vào năm 1077.
Sách của Giáo sư Hãn viết:
“Lạng-Châu có động Giáp rất to; chúa động thuộc họ Giáp sau đổi ra họ Thân, đã nhiều đời làm phò mã. Động Giáp ở phía nam ải Chi-Lăng. Sách MKBD chép rõ rằng: “Giáp động là một bộ lạc lớn. Chủ động tên Giáp Thừa-Quí, lấy con Lý Công-Uẩn rồi đổi ra họ Thân. Con Thừa-Quí là Thiệu-Thái lại lấy con gái Đức-Chính (Thái-Tông). Con Thiệu-thái là Cảnh-Long lại lấy con Nhật-Tôn (Thánh-Tông) (…) Con Thiệu-Thái và công chúa Bình-Dương là Thân Cảnh-Nguyên (VSL 1059) hay Đạo-Nguyên (VSL 1066) hay Cảnh-Long ( MKBD 2) hay Cảnh-Phúc (TB 279/11a) cũng được kén lấy công chúa Thiên-Thành năm Bính-Ngọ 1066 đời Lý Thánh-Tông (…) Sách Quế-Hải-chí (theo lời SK, nhưng sách QHNHC không chép) kể chuyện rằng: “Viên tri-châu Quang-Lang là phò-mã, bị thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ. Thấy quân Tống đi lẻ-loi thì ra giết chết hoặc bắt về chặt ra mà ăn. Người ta cho là một vị thiên-thần”. Phò-mã nầy chắc chính là Thân Cảnh-Phúc coi châu Lạng”.
Rất khó để Thân Cảnh Phúc nhầm lẫn với Tông Đản. Nói thêm về các gia tộc vùng biên viễn. Sách Toàn thư chép: “Quý Mão[năm 1003] Dân ở thành Nhật Hiệu và đầu mục là bọn Hoàng Khánh Tậpđem gia thuộc hơn 450 người trốn sang Khâm Châu nước Tống. Tống sai sứđến dỗ bảo phải về. Bọn Khánh Tập sợ tội bảo về, bèn ra ở bờ biển”. Có thể nhân vật Hoàng Kim Mãn thủ lĩnh vùng Môn Châu, thuộc gia tộc họ Hoàng của Khánh Tập. Vềhọ Hà, sách sử phương nam chép nhiều. Trong các thủ lĩnh miền biên viễn, Lưu Kỷ là nhân vật rất đặc biệt.
Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:
“Tháng 4 năm Quí Sửu 1073, Ôn Cảo xin tăng hàm cho tụi Nùng Tôn-Đán (V/8) và Nùng Trí-Hội (VI/7) là tụi đã bỏ Lý theo Tống. Tông Đán được chức đô-giám Quế-Châu, Trí-Hội coi châu Quí-Hóa và cả hai được thăng hàm cung-bị-khố phó-sứ (TB 244/3b). Thẩm Khỉ lại sai người dụ Lưu Kỷ ở Quảng-Nguyên. Ngày 15 tháng 10 năm Q.Su (1073) Khỉ tâu: “Lưu Kỷ ở Giao-Chỉ muốn theo ta. Nếu không nhận, sợ nó làm loạn như Nùng Trí-Cao” (TB 247/22a) (…) Khi Khỉ xin nhận Lưu Kỷ hàng (tháng 10, Q.Su 1073, VI/5) vua Tống hỏi ý Vương An-Thạch rằng: “Ta nghỉ rằng chưa có thể nhận Lưu Kỷ được. Nhận Lưu Kỷ, chắc rằng Giao-chỉ giành lại”. An-Thạch nói: “Nghe nói Ôn Cảo từ Quảng-Tây đã về. Xin đợi Cảo đến nơi, sẽ thương lượng” (TB 247/22a) (…) Châu Quảng-Nguyên là một yếu địa. Tướng cầm quân ở đó là Lưu Kỷ. Lưu Kỷ nối Nùng Trí-Cao. Sau khi Trí-Cao thất bại, bộ hạ y là tụi Hoàng Trọng-Khanh, Lư Báo về theo Kỷ (MKBD). Ta đã thấy Kỷ có lần vào châu Quí-Hóa và Thẩm Khỉ đã có lần muốn dụ y (VI, 4). Kỷ làm quan-sát-viên ở Quảng-Nguyên (TB 279/11a) thường qua các khê động mua ngựa. Có con Nùng Trí-Cao là Trí-Hội ở châu Quí-Hóa, cản đường. Trí-Hội bấy giờ đã qui phụ Tống. Kỷ đem 3.000 quân sang đánh đất châu Ung. Trí-Hội và con là Tiến-An chống lại. Kỷ lui quân về (TB 263/7a) (…) Nhưng Tống muốn nhân cơ hội, gây thanh thế ở nam thùy một cách khôn ngoan. Lưu Di được tin Kỷ và Trí-Hội đánh nhau, tâu về triều. Di nói: “Thật ra Trí-Hội chưa theo ta hẳn. Nên để hai bên đánh nhau như thế, thua được đều có lợi cho triều đình”. Vua Tống Thần-Tông không bằng lòng, trả lời: “Sao lại nói như thế ? Nếu ta không dung kẻ theo ta, thì kẻ theo ta đắc chí. Bày phương kế như vậy là bậy !” An-Thạch cũng đồng ý, nói: “Quả thực như lời Hoàng-thượng ! Nếu thật Trí-Hội chưa theo hẳn ta như lời Di nói, thì nên nhân cơ hội này mà mua chuộc nó. Vả nay, Càn-Đức còn bé; nếu Lưu Kỷ đánh được Trí-Hội, rồi quay lấy Giao-chỉ, thì đó sẽ là cái họa cho ta. Ta nên giúp Trí-Hội để chế lại Lưu Kỷ, làm cho nó không rỗi tay mưu đánh Giao-chỉ. Thế thì mới lợi cho ta”(TB 263/7b). Theo ý Vương An-Thạch, cũng như ý của người Tống đương thời, Lưu Kỷ là một tướng độc lập ở Quảng-Nguyên, thanh thế không kém gì vua Lý. Cho nên mới có lý luận trên (…) Bộ binh ở tả-dực được lịnh xuất quân trước, tràn qua Vĩnh-Bình để đến Ung-châu (VSL). Quân các châu dọc biên giới kéo vào chiếm các trại Vĩnh-Bình; quân từ Lạng-Châu vào lấy những châu Tây-Bình, châu Lộc. Quân Quảng-Nguyên và châu Môn chiếm trại Hoành-Sơn. Các tướng Tống chống cự rất hăng hái, nhưng đều bị bại. Chúa trại Hoành-Sơn là Lâm Mậu-Thăng, viên quản-hạt Vĩnh-Bình là Tô Tá, viên quản hạt Thái-Bình là Ngũ Cử và viên giám-áp trại Thái-Bình là Quách Vĩnh-Nguyên đều tử trận (TB 273/4b) (…) Ngày 15 tháng 2 (T. Su, DL 22-3) lúc Triệu Tiết vào bái-từ để xuống miền nam trước Quách Quì, vua Tống Thần-tông dặn-dò căn-vặn: “Hễ dùng thổ-dân, có đưa thực-lợi thì mới sai được chúng. Chớ nên chỉ dùng lời ngọt mà thôi. Ngươi sẽ mộ vài nghìn thổ-dân mạnh-bạo; chọn tướng dữ-tợn để cai-quản, rồi sai chúng đi ép các dân động. Bảo những dân ấy rằng: đại-binh ta sắp tới qua vùng chúng; đứa nào theo ta thì được thưởng, không theo sẽ bị giết. Nếu chúng quả không theo, hãy giết đi vài ba họ để thị-uy. Lúc binh-uy đã có, ta sẽ bắt đầu ép Hữu-giang, rồi ép Tả-giang. Sau khi hai đạo ấy theo ta rồi, ta sẽ đánh sào huyệt Lưu Kỷ ở Quảng-Nguyên, không khó nữa” (T Su, DL 22-3: TB 273/8b).Tống chú ý đến Lưu Kỷ như vậy, vì Kỷ là một kiện-tướng giữ vùng Quảng Nguyên, sau khi Nùng Trí-Cao chạy sang đất Tống. Ta đã thấy rằng trước lúc đại-quân Lý vào đất Ung, Lưu Kỷ đã xung đột với con Trí-Cao là Nùng Trí-Hội (VI/5). Theo Tống sử (TS 495) trong đời Lý Thánh-Tông, Lưu Kỷ đã có hiềm khích với Nùng Tông-Đán. Tuy sử ta không hề còn ghi tên Lưu Kỷ, nhưng ta cũng thấy rằng Kỷ giữ một trọng chức bấy giờ. Kỷ có 5.000 quân, luôn luôn uy-hiếp hữu-dực quân Tống (…) Ngày mồng 8 tháng 5, khu-mật-viện Tống tâu rằng: “Tụi Lưu Kỷ, ở Quảng-Nguyên, trước theo Giao-Chỉ vào cướp đất ta. Nay sẵn có lòng hiệu-thuận, nhưng bị Giao-chỉ ép, nên không thể đổi chí-hướng đuợc. Y ở đó, thám-báo cho Giao-chỉ để lo tự-thủ yên thân. Vậy lúc đại-quân tới vùng y đóng, phải trừ tụi ấy đi” (…) Ngày 14 tháng giêng, định cấp 40 bằng trống tên cho ti chiêu-thảo và ban riêng: hàm cung-bị-khố phó-sứ cho các tri-châu Vi Thủ-An ở Tô-Mậu, Hoàng Sầm-Mãn và Nùng Thuận-Linh ở Môn-Châu; hàm tả-tàng-khố phó-sứ cho Lưu Kỷ ở Quảng-Nguyên và hàm nội-điện-sùng-ban cho Sầm Khánh-Tân (T. Vi, DL 21-2; TB 272/4b) (…) Tiết lại bàn nên dụ Lưu Kỷ và Thân Cảnh-Phúc. Tiết nói: “Vì mưu của Lý Thường-Kiệt (TB chép Thượng-Cát) và Lý Kế-Nguyên, nên Giao-chỉ đã làm loạn. Càn-Đức (Lý Nhân-tông) và mẹ (Ỷ-lan) oán hai người ấy và nay lại tin vào Nguyễn Thù. Thù vốn có lòng quy-thuận. Vả Lưu Kỷ ở Quảng-nguyên, Thân Cảnh-Phúc giữ động Giáp, đều cầm cường-binh. Ta có viên Thành Trạc, làm giáp-áp ở trại Hoành-sơn, vốn quen thân với Thù và Cảnh-Phúc. Tôi muốn sai Trạc mang sắc-bằng vào chiêu-nạp chúng”. Quì không nghe mưu ấy. (TB 279/11a)[Đoạn chú viết]: Trong các sách Tống, thường chép tên châu-mục Quảng-nguyên là Lưu Kỷ (TB, TS, ĐĐSL). Nhưng cũng có một vài nơi lại chép Lưu Ứng-Kỷ, như trong truyện Quách Quì ở TS 290 và chuyện Yên Đạt ở ĐĐSL 84.1”.
* Tháng 4/1073 Nùng Tông Đản được phong làmĐô giám Quế Châu, trướcđóĐản có xung đột với Lưu Kỷ và Nhật Tông, vậy thì rất khó để Tông Đản dẫn quân Lý tấn công thành Ung Châu. Trong lần quân Lý tấn công đất Tống, viên quản hạt Vĩnh Bình là Tô Tá bị chết, vậy thì sách Việt sử lược chép sai, cánh quân đường bộ do Tông Đản thống lĩnh không xuất phát từ Vĩnh Bình, mà có thể giống như Giáo sư Hãn viết: Lục quân tràn qua Vĩnh Bình tiến đến Ung Châu. Qua những ghi chép về Lưu Kỷ chúng ta thấy rằng người đứng đầu vùng biên viễn bấy giờ chính là Lưu Kỷ. Lưu Kỷ là nhân vật đặc biệt, được nhà Tống đánh giá là mạnh không thua kém nhà Lý. Cũng thật lạ khi một nhân vật như vậy mà sử phương nam lại bỏ qua, không có 1 dòng khi chép ? Giống hệt như trường hợp sử phương bắc bỏ qua Tông Đản mà không hề ghi chép ? Hai nhân vật này có mối quan hệ nào hay không ?
Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:
“Năm 1062, Tông-Đán và con đem các động thuộc mình, là Lôi-hỏa và Kế-thành, nộp cho Tống, và xin tới ở Lạc-châu. Tống nhận đất, bổ Tông-Đán coi châu Thuận-an (là vùng Lôi-hỏa, Kế-thành mới được đổi ra tên ấy) và bổ Nhật-Tân coi việc thuế ở Ung-châu (TS 495). Như vậy, cha con Tông-Đán vẫn giữ đất cũ, là đất mà ta vẫn coi thuộc ta. Cho nên chúng không lấy làm yên tâm, vì sợ vua Lý Thánh-tông đánh. Vả chăng động Lôi-hỏa bên cạnh Quảng-nguyên, mà bấy giờ Lưu Kỷ quản. Lưu Kỷ cũng làmột tướng kiệt-hiệt, lại làm chức quan sát cho vua Lý. Tông-Đán lại càng lo.“Năm Trị-bình (1064), Tông-Đán có sự hiềm khích với Lý Nhật-Tôn (Thánh-tông) và Lưu Kỷ, nên sợ chúng đe dọa. Viên coi Quế-châu là Lục Sằn biết vâïy, sai người đến dụ. Tông-Đán bèn bỏ châu mình vào nội địa, và được ban chức hữu-thiên-ngưu-vệ-tướng-quân” (TS 495). Sự phản bội của tụi Nùng Tông-Đán lần này làm Lý mất một vùng đất khá lớn ở phía tây bắc châu Quảng-nguyên (…) Tống Thần-tông phê rằng: “Gần đây, đã nhiều lần thám báo rằng giặc Quảng-nguyên tụ tập. Cuối cùng tin không đúng. Khiến dân khê động ở không yên. Sợ tin đó là giặc giảo-hoạt cố ý hư truyền ra, để làm náo động nhân tình, rồi nhân đó, hiếp bức dân chúng theo nó. Đó là việc mà bọn Hoàng Trọng-Khanh, Lư Báo đã làm. Nếu để lâu không xử trí, thì sự lý không tiện. Vậy, kíp sai Tiêu Chú tới đó mà xử trí, chớ để thành chuyện to lớn” (tháng 11 T.Ho 1071;TB 288/1a) (…) Ta đã thấy rằng vào tháng tư nhuận, Lưu Kỷ ở Quảng-nguyên dã đem 3.000 quân đánh nhau châu Qui-hóa làm Tống phải động tâm và phải phái quân giúp viên coi châu ấy là Nùng Trí-Hội (VI/7) (…) Cũng vào khoảng cuối năm ấy (Q.Su 1073), có bọn Nùng Thiện-Mỹ ở châu Ân-tình (vùng châu Cảm-hóa thuộc Bắc-Kạn, giáp châu Thất-khê, còn có làng Ân-tình, chính là đó, xem ĐKĐD), nghe lời Thẩm Khỉ dỗ, đưa bảy trăm bộ hạ vào xin theo Tống (TB 259/13b). Viên đô-tuần-kiểm là Tiết Cử nhận (TB 251/1a). Thẩm Khỉ tâu rằng: “Viên coi châu Ân-tình là Nùng Thiện-Mỹ và hơn 600 gia thuộc xin quy phục Trung-quốc. Tôi xét thấy Thiện-Mỹ vốn người Trung-quốc, quản động Hạ-thôn thuộc châu Thất-nguyên. Năm trước, động ấy bị Giao-chỉ chiếm mất, và đổi tên ra Ân-tình. Nay vì Giao-chỉ bắt thuế nặng nề, nên tụi Thiện-Mỹ xin quy phục ta, kẻo nếu chúng không nộp thuế cho Giao-chỉ, thì e bị giết” (TB 259/13b) (…) Tháng ba năm G.Dn (1074), viên chuyển-vận-sứ Quảng-tây tố cáo việc ấy (TB 251/1a). Vua Tống bảo xét và dặn rằng: “Chúng nó đã quy-ninh, thì nên cứu giúp” (TB 259/13b) (…) Vào tháng giêng năm Ất-mão (1075) Lý Thường-Kiệt xui vua Nhân-Tông gửi biểu tới triều Tống đòi lại tụi Thiện-Mỹ. Lời biểu rằng: “Thủ lĩnh châu Ân-tình, tên Ma Thái-Dật là người châu Định-biên ở đất tôi (Bắc-cạn ngày nay). Nó đã dời sang châu Ân-tình và nay đổi tên Nùng Thiện-Mỹ. Nó và 700 bộ thuộc đã trốn sang Trung-thổ. Vậy xin xét rõ căn do”. Vua Tống bảo xét (TB 259/13a). Không thấy Tống trả lời, ta dâng biểu đòi trả tụi dân ấy. Lưu Di không chịu chuyển biểu (TB 272/2a). Cuối cùng, vua Tống không bằng lòng trả Nùng Thiện-Mỹ (TB 259/13a) (…) Quì nói : “Quảng-nguyên là cổ họng của Giao-chỉ. Có binh-giáp mạnh đóng giữ đó. Nếu ta không đánh lấy trước, thì sau khi ta đi sâu vào đất chúng, quân ta sẽ bị đánh cả mặt trước và mặt sau. Lưu Kỷ đóng ở đó, là quan-sát-sứ của giặc, mà lại là chủ-mưu sự cướp Ung-châu. Nếu ta không bắt được nó, thì thanh-thế ta không thể nổi dậy” (MC Quách Quì, theo TB 279/11a) (…) Lúc được lệnh vào Quảng-nguyên, Yên Đạt đem theo một tướng giỏi, tên là Tu Kỷ giúp mình (TB 284/4a). Đường vào Quảng-nguyên hiểm-trở, nhưng quân Tống đông. Lưu Kỷ sai quân cự-chiến. Dân-gian họp nhau chống lại. Vùng bắc Quảng-nguyên, có Hoàng Lục-Phẫn ngăn được quân Tống, không để chúng cướp phá động mình. Nay còn có đền thờ y ở làng quán là làng Lũng-định, ở phía bắc phủ Trùng-khánh (ĐNNTC). Quân Lưu Kỷ cũng chống-cự rất hăng, làm cho tiền quân Yên Đạt lâm nguy. Đạt muốn đem quân cứu. Một tiểu-tướng hầu gần thưa rằng: “Tướng-công nên tính đến việc mình trước, rồi sẽ tiến quân”. Đạt trả lời “Quân ta đánh đã lâm-nguy. Ta há có lòng nào lo tự bảo-toàn sao !”. Rồi hạ lệnh rằng: “Ai bàn đóng doanh lại không tiến quân thì sẽ bị chém”. Đạt liền đem đại-quân tới cứu. Quân sĩ Tống bị vây, thấy vậy đều phấn-khởi. Chúng kêu to lên rằng: “Quan thái-úy đã tới !”. Quân Lưu Kỷ bèn giải vây và lui (TS 349)Yên Đạt biết cơ khó lòng bắt được Lưu Kỷ, bèn định dùng mưu cắt vây-cánh của y. Đạt phao tin rằng Lưu Kỷ đã nhận lời theo Tống và hẹn ba ngày nữa sẽ ra hàng. Các khê-động tưởng thật, đều theo Tống. Lưu Kỷ sợ thế cô-lập. Ba ngày sau cũng đem gia-thuộc và các động-trưởng ra hàng. Ấy là ngày Bính-tuất mồng 4 tháng 12 (DL 1-1-1077; TS 15). Quì bắt được 5.000 quân của Kỷ và cứu được 3.000 quân bị Kỷ bắt trước đó (Theo lời tâu ngày 4-12, B. Tu, DL 1-1-1077; TB 279/11a). Đạt lại thu được một vạn hộc lương và dân các động cung-nạp thêm 20 vạn hộc. Thế là đỡ cho Tống được 10 ngày lương (TB 283/16b). Yên Đạt sai đốt phá các động để phòng sự quân ta tập kích (MKBĐ).Ti chiêu-thảo báo về, vua Tống hạ chiếu rằng: “Nếu vì đại-binh tới gần cõi, cho nên Lưu Kỷ bất-đắc-dĩ mới hàng, thì hãy đem Lưu Kỷ và gia-quyến về kinh-đô ” (4-12, B. Tu, DL 1-1-1077; TB 279/11a).Bảy ngày sau, các tì-tướng, như Nùng Sĩ-Trung và Lư Báo thủ-lĩnh động Bát-tế ở châu Cổ-nông cũng ra hàng, rồi cũng bị đem về Biện-kinh cả (Theo lời tâu 11-12, Q. Ti, DL 8-1-1077; TB 279/11a)”.
* Có 2 chi tiết quan trọng trong đoạn văn trên:
Thứ nhất làxét lời biểu của nhà Lý gửi nhà Tống vào đầu năm 1075 có nhắc đến trường hợp của Nùng Thiện Mỹ. Nùng Thiện Mỹ vốn người Định Biên tên là Ma Thái Dật, khi dời sang châu Ân Tình đổi tên thành Nùng Thiện Mỹ. Xem sách sử thì chúng ta bắt gặp nhiều nhân vật được sách sử phương bắc và phương nam chép bằng những cái tên khác nhau. Vậy việc này có xảy ra với Tông Đản không ? Cụ thể, sử phương nam chép là Tông Đản, trong khi sử phương bắc chép là Lưu Kỷ ?
Thứ hai là theo lời của Quách Quỳ thì Lưu Kỷ chính là chủ mưu của sự cướp Ung Châu. Nên việc chiến thắng quân sự đối với Lưu Kỷ là rất quan trọng, nó vừa mang ý nghĩa về mặt quân sự và vừa mang ý nghĩa về mặt tinh thần. Rõ ràng là không thể phủ nhận vai trò đứng đầu vùng biên viễn của trướcđây là Nùng Trí Cao và sau này là Lưu Kỷ. Theo dõi những sự kiện liên quan tới Lưu Kỷ, chúng ta thấy rằng trước khi quân Lý tấn công châu Khâm Liêm vào tháng 11 năm 1075 thì vào tháng 4 nhuận năm 1075, Lưu Kỷ đã có xung đột với Nùng Trí Hội, Trí Hội được nhà Tống hỗ trợ. Đồng thời nhà Tống có các hoạt động quân sự ở vùng biên giới với nhà Lý, khiến nhà Lý rất lo lắng, các hoạt động quân sự cũng khiến thổ dân vùng biên giới bị xáo trộn. Dođó liên minh quân sự tất yếu hình thành giữa một bên là nhà Lý và bên kia là thổ dân vùng biên viễn mà đứng đầu là Lưu Kỷ.
Giả thuyết: Tông Đản trong sử Việt là Lưu Kỷ trong sử Tống.
P/S: Lưu Kỷ là ai ? Chúng ta sẽ tìm hiểu sau.