31/05/2017, 12:14

Bàn về một vấn đề văn hóa xã hội.

Chúc các bạn đạt điểm cao khi tham khảo bài viết tại www.nhungbaivanhay.net Trái với tư tưởng của tôi, người Nhật ăn tết theo dương lịch chứ không ăn Tết Nguyên Đán như nhiều quốc gia có văn hóa cầm đũa khác. Tuy nhiên vào các ngày nghỉ cuối tuần trong mùa xuân, tôi thấy rất nhiều người, ...

Chúc các bạn đạt điểm cao khi tham khảo bài viết tại www.nhungbaivanhay.net

Trái với tư tưởng của tôi, người Nhật ăn tết theo dương lịch chứ không ăn Tết Nguyên Đán như nhiều quốc gia có văn hóa cầm đũa khác. Tuy nhiên vào các ngày nghỉ cuối tuần trong mùa xuân, tôi thấy rất nhiều người, trong đó có không ít nhà khoa học nổi tiếng đến viếng thăm các chùachiền. Đó là một trong những biểu hiện về nước Nhật hiện đại, cường quốc về khoa học công nghệ, vẫn giữ gìn rất tốt truyền thống bản sắc dân tộc.

Văn hóa truyền thống biểu hiện ở từng ngôi nhà, từng căn phòng. Nhà người Nhật rất chật nhưng thật là sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp đẽ. Họ rất giàu có, nhưng ngay ở nhà các vị giáo sư khả kính cũng không trưng bày các thiết bị điện tử to kềnh và âm thanh chát chúa như nhiều gia đình mới trở nên giàu có ở nước ta. Họ sông giản dị vì hầu như cái gì cũng hướng tới sự hợp lí.

Tôi đặc biệt chú ý đến văn hóa truyền thông biểu hiện trong cách ứng xử, cách biểu hiện nhân cách trong quan hệ xã hội.

Ởga tàu điện ngầm bạn có thể gặp gỡ hàng ngàn người khác nhau. Bạn dễ dàng thấy không ai ăn mặc giống ai (trừ học sinh mặc đồng phục theo từng trường) nhưng tất cả đều ăn mặc rất lịch sự. Trông họ, bạn không thể phân biệt được ai là nhà khoa học, ai là nghệ sĩ, ai là công nhân, ai là nông dân lên thăm thành phố. Không thấy ai ăn mặc lốlăng, kì quặc. Không thấy ai cười to, nói to. Càng không thể có ai xả rác hoặc nhổ bậy.

Nhìn vào người Nhật trong công sở, trên đường phố, trong toa xe lửa, xe điện ngầm... tôi thấy toát lên một sự tôn trọng quốc thể. Họ rất tự do, nhưng trong xã hội không ai làm ảnh hưởng xấu đến người khác dù chỉ là cười to nói to, hoặc hút thuốc ở chỗ đông người.

Làm sao học được người Nhật về mặt này? Dân tộc ta là một dân tộc có văn hiến, truyền thông đạo đức của nhân dân ta có bề dày lâu đời. Vậy mà tại sao ngay trên đất nước mình (và với nhiều người ra nước ngoài) chúng ta lại không chịu giữ gìn quốc thể? Có nhiều điều không ai có thể chấp nhận được. Đó là hiện tượng người ăn mày ngồi kín dọc đường lên các khu danh lam thắng cảnh, người bán bưu ảnh, vật kỉ niệm lẽo đẽo đi theo người nước ngoài để buộc mua bằng được! Ngoài đường thì cười to, nói lớn như ở nhà, một số người phóng xe bạt mạng, luồn lách, ống bô tháo ra để cho xe kêu rõ to và xịt khói đen mù mịt. Có vụ đụng xe cộ gì thì nhiều người xúm lại, vòng trong vòng ngoài làm tắc nghẽn cả giao thông.

Theo tôi, đã đến lúc cần thức tỉnh ý thức dân tộc trong mỗi con người và trong cả cộng đồng. Chúng ta phải tổ chức lại xã hội cho trật tự kỉ cương, phù hợp với truyền thông đạo đức lâu đời của dân tộc. Mỗi người phải có trách nhiệm giữ gìn quốc thể. Đó không chỉ là để giữ thể diện nước ta trước mắt người nước ngoài, mà còn sẽ là niềm tự hào chính đáng của dân tộc và niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0