Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê
Bài bình sử của Lê Văn Hưu về “đức nhà Lí và nhà Lê” gồm có 8 câu văn. Lời bình rất độc đáo, đặc sắc. Tác giả đã dùng cách so sánh và phương pháp tự biện luận, tự tranh luận để nói về công và đức của Lê Đại Hành và Lí Thái Tổ. . Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, giam ...
Bài bình sử của Lê Văn Hưu về “đức nhà Lí và nhà Lê” gồm có 8 câu văn. Lời bình rất độc đáo, đặc sắc. Tác giả đã dùng cách so sánh và phương pháp tự biện luận, tự tranh luận để nói về công và đức của Lê Đại Hành và Lí Thái Tổ.
.
Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, giam Quân Biện, đánh Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi yên tĩnh (1). Cái công đánh đâu được đấy của ông dù nhà Hán nhà Đường cũng không hơn được(2). Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn? (3).
Trả lời rằng: về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc(4). Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ (5). Thế thì Lí Thái Tổ hơn ư ? (6).
Trả lời rằng: hơn thì không biết, nhưng xem ra đức của nhà Lí hậu hơn nhà Lê (7). Nên theo nhà Lí (8).
"Đại Việt sử kí" - Lê Văn Hưu Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài " ”
Bài làm
Bài bình sử của Lê Văn Hưu về “đức nhà Lí và nhà Lê” gồm có 8 câu văn. Lời bình rất độc đáo, đặc sắc. Tác giả đã dùng cách so sánh và phương pháp tự biện luận, tự tranh luận để nói về công và đức của Lê Đại Hành và Lí Thái Tổ.
Đọc lịch sử, chúng ta biết Lê Đại Hành, là Thập đạo tướng quân của nhà Đinh được triều đinh và tướng sĩ tôn lên làm vua, lập ra nhà Tiền Lê. Lí Công uẩn từng giữ chức Tả Thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ của nhà Tiền Lê, đã được quân đội và các vị Thiển sư tôn lên làm vua lập ra nhà Lí.
Nhà Tiền Lê truyền được ba đời, làm vua được 29 năm (980 - 1009)
Nhà Lí truyền ngôi được 9 đời, làm vua được 216 năm (1010 - 1225)
Nói về công của Lê Đại Hành, Lê Văn Hưu viết:
“Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, giam Quân Biện, đánh Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa dầy vài năm mà hờ cõi yên tĩnh”.
Võ công của Lê Đại Hành theo Lê Văn Hưu thì nhà Hán, nhà Đường bên Tàu “cũng không hơn được”. Dẹp thù trong, đánh giặc ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì “công của Lí Thái Tổkhông bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc”.
Lí Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, xây dựng Đại Việt trở thành quốc gia cường thịnh, văn hiến rực rỡ, mở ra kỉ nguyên Thăng Long, Lê Văn Hưu cho rằng: “ĐạiHành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ”. Lê Đại Hành làm vua được 24 năm thì mất. Con là Long Việt nối ngôi được ba ngày thì bị em là Long Đĩnh giết để cướp ngôi. Long Đĩnh chính là Lê Ngọa Triều, làm vua được 5 năm. Hắn vô cùng bạo ngược, hoang dâm vô độ, bị nhân dân khinh bi và vô cùng oán giận. Đúng là “đểphúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ”.
Lê Văn Hưu tự đặt câu hỏi để tự tranh biện: "Thế thì Lí TháiTổ hơn ư ? Rồi ông lại tự trả lời: "Hơn thì không biết, nhưngxem ra đức của nhà Lí hậu hơn nhà Lê. Nên theo nhà Lí". Vậy “nên theo nhà Lí” nghĩa là như thế nào ? - Nghĩa là biết lo xa, biết trồng cây đức cho con cháu. Đó là bài học dựng nước và giữ nước mà Lê Văn Hưu nhắc mọi người "nên theo nhà Lí”.
Qua đó, ta thấy lời vịnh sử của Lê Văn Hưu rất linh hoạt, biến hoá. Lời đánh giá thì chính xác, lời bình thì đanh thép, sắc gọn. Lí tình hài hoà, đầy sức thuyết phục. Đúng là một sử gia lỗi lạc, đại tài của Đại Việt.