31/05/2017, 12:13

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Truyện chức phán sự đền Tản Viên trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

Qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả ca ngợi nhân cách cao đẹp của một hàn sĩ: dũng cảm, khẳng khái đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa; còn bọn bạc ác tà ma nhất định bị trừng phạt đích đáng ! Cuộc đời cần có nhiều Ngô Tử Văn. “Truyện ...

Qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả ca ngợi nhân cách cao đẹp của một hàn sĩ: dũng cảm, khẳng khái đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa; còn bọn bạc ác tà ma nhất định bị trừng phạt đích đáng ! Cuộc đời cần có nhiều Ngô Tử Văn.

“Truyện chức phán sự đền Tản Viên ” ca ngợi khí tiết và khí phách của kẻ sĩ dũng cảm đương đầu với mọi thế lực đen tối, độc ác thâm hiểm trong cuộc đời, dám chấp nhận mọi nguy hiểm, ngay cả đến cái chết cũng không lùi bước.

Đây là một trong số 20 truyện rất đặc sắc và độc đáo trích trong “Truyền kì mạn lục ” của Nguyễn Dữ, tác phẩm văn xuôi chữ Hán trong thế kỉ XVI, từng được ngợi ca là "thiên cổ kì bút”.

Nhân vật Ngô Tử Văn chiếm bao cảm tình tốt đẹp trong lòng ta. Quê Ngỏ Từ Văn ở Yên Dũng, Lạng Giang, tính tình khảng khái, nóng nảy, ghét tà gian, được khen là một người cương phương.

Hành động đốt đền của Tử Văn đã làm cho mọi người “lắc đầu lè lưỡi ” tỏ vẻ lo sợ cho kẻ hàn sĩ dám chọc tức quỷ thần. Trước khi phóng hoả, Tử Văn đã “tắm gộichay sạch, khấn trời". Điều đó cho thấy, chàng tự cho việc làm của mình là chính đáng, sẽ được trời biết cho, phù hộ cho; đồng thời dám chấp nhận mọi nguy hiểm. Với Tử Văn thì tên bách hộ họ Thôi kia là một tên giặc trong đám quân Mộc Thạnh đi xâm lược nước ta. Hắn đã bị giết, bị trừng phạt. Lúc sống là tên giặc cướp, lúc chết “làm yêu quái trongdân gian ” thì có gì đáng thờ. Phải đốt đền đi! Tử Văn “tức giận ” là vì thế! Thử hỏi: trong vùng Lạng Giang thuở ấy đã có người nào dám làm như Tử Văn?

Có lẽ bị quỷ ám, ma báo thù nên Ngô Tử Văn sau khi đốt đền về đến nhà thì bị ốm, bị “nổilên một cơn sốt nóng”. Trong khi sốt, chàng thấy một người đi đến "đầu đội mũtrụ ”, quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là "cư sĩ” nặng lời trách móc chàng, đòi làm trả lại toà đền; hăm doạ: “Phong đô không xa xôi gì... rồi sẽ biết! ” Vốn đã coi khinh, đã căm ghét, nên Tử Văn "mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên... ”, càng làm cho con ma họ Thôi tức giận, phất áo ra đi.

“Kẻ sĩ khôngsợ chết mà chỉ sợ khôngbiết ” - Tử Văn, cũng vậy thôi. Khen, chê là chuyện thường tình. Vì thế, đến chiều tối, Tử Văn lại gặp một ông già “áo vải mủ màu đen, phong độ nhàn nhã” cho biết, ông vốn là Ngự sử đại phu thời Lí Nam Đế chết vì việc cần vương, đã được phong nhưng đã bị "tên hoạt tặc ” kia, tên tướng bại trận của Bắc triều, hồn bơ vơ ở Nam quốc tranh chiếm mất miếu đền... Hắn vô cùng xảo quyệt: "Thượng đế bị nó bưngbít, hạ dãn bi nó quấy rầy.. . Cụ già còn cho biết “hắn đã kiện thầy ở Minh ri, thầy phải liệu kế, khỏi phải chết một cách oan uổng.Trước Minh ti, thầy nhớ kêu "xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ...

Kiện tụng ở cõi trần đã khó, kiện tụng ở Minh ti chốn âm phủ thì chắc là khó khăn và rùng rợn biết bao ! Chất truyền kì của truyện được tô đậm qua nhiều chi tiết vô cùng khủng khiếp. Ngô Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt giải đi trong đêm. Bị dẫn đến một dinh tòa rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng. Bị hai con quỷ dùng gông dài thừng lớn gông trói giải đi. Bước qua một cái cầu dài ước hơn nghìn thước bắc qua một con sông lớn "gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa “mát xanh mỏ đỏ, hình dáng nanh ác ” đứng chật hai đầu cầu canh giữ. Tử Văn bị dẫn vào cửa điện.

Cuộc đối chất diễn ra ở Minh ti thật gay go giữa Tử Văn và tên họ Thôi tướng Tàu. Tử Văn "rất cươngchính, khôngchịu chùn nhụt chút nào”. Tên "hoạt tặc” cho Tử Văn là kẻ “mồm năm miệng mười, đơmđặt bịa tạc ”, Hai bên “cãi cọ nhau mãi vẫn chưa phân phải trái”. Diêm Vương bụng cũng sinh nghi. Khi Tử Văn xin Diêm Vương “đem giấy đến đền Tản Viên đểhỏi thực hư”, thì tên bách hộ họ Thôi lên giọng đạo đức giả, xin Diêm Vương “tỏ cái đức rộng rãi” và “khoan tha” cho kẻ học trò “ngu bướng”.

Diêm Vương rất công minh và nghiêm khắc. Khi sai nhân đến đền Tản Viên về tâu, ngài trách mắng các phán quan đểlọt “sự dối trá càn bậy”. Đại Vương ralệnh trừng phạt tên tướng Tàu: 'lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu U”. Ngài khen Tử Văn “có côngtrừ hại”, sai lính đưa chàng về.

Cuộc đối tụng ở Minh ti, Tử Văn đã chiến thắng. Chính nghĩa và lẽ phải đã chiến thắng. Kẻ gian xảo, độc ác đã bị trừng phạt đích đáng.

Sau hai ngày chết đi, Tử Văn được sống lại. Cái đền cũ được dựng lại. Ngôi mộ của tên tướng Tàu bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám. Tử Văn đã được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên. Lão phu đã được trở về đến miếu cũ. Rồi Tử Văn không ốm đau gì mà mất. Đó là chuyện kì lạ. Kì lạ mà như thật: sáng sớm năm Giáp Ngọ (1444), một người làng đã nhìn thấy Ngô Tử Văn ngồi trên chiếc xe ngựa chạy ầm ầm ở ngoài cửa tây thành Đông Quan, nghe tiếng người quát: “Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự! Và ởquê cũ “nhà quan phán sự” vẫn còn đó.

“Truyện chức phán sự đền Tản Viên " có bao yếu tố thần kì hoang đường bao phủ các nhân vật, cốt truyện, các tình tiết. Trong 4 cảnh: Ngô Tử Văn đốt đền rồi gặp hai hồn ma, cảnh Ngô Tử Văn bị bọn quỷ sứ gông và trói giải đưa xuống toà Minh ti, cảnh Diêm Vương xử kiện, trừng phạt tên tướng Tàu, cảnh người làng gặp quan phán sự ngồi trên cỗ xe chạy ầm ầm ngoài thành Đông Quan, cảnh nào cũng có tình huống giàu kịch tính, để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc với niềm tin là chuyện lạ mà như thật, có thật.

Nguồn: Những bài văn hay
0