31/05/2017, 12:13

Thơ Đường và bài Buổi sớm mùa xuân của Mạnh Hạo Nhiên qua một số bản dịch.

Thơ đường văn học lớp 10! Thơ Đường rất kín đáo, ít khi tả thẳng mà mượn cái này để tả cái khác “Họa vân lộ nguyệt ” (vẽ mây nẩy trăng) là bút pháp của các nhà thơ Đường thường dùng. Người đọc phải để ý đến bút pháp này, mà người dịch lại càng phải để tâm hơn mới dịch được cái ...

Thơ đường văn học lớp 10!

Thơ Đường rất kín đáo, ít khi tả thẳng mà mượn cái này để tả cái khác “Họa vân lộ nguyệt ” (vẽ mây nẩy trăng) là bút pháp của các nhà thơ Đường thường dùng. Người đọc phải để ý đến bút pháp này, mà người dịch lại càng phải để tâm hơn mới dịch được cái độc đáo đó.

Như bài ‘‘Xuân hiểu ” của Mạnh Hạo Nhiên:

Xuân miên bất giác hiểu,

Xứ xứ văn đề điểu.

Dạ lai phongvũ thanh,

Hoa lạc tri đa thiểu?

Trần Trọng San dịch:

Giấc xuân quên khuấy sáng,

Đây đó tiếng chim ca.

Đêm qua trời mưa gió,

Làm rơi mấy đoá hoa.

Nguyễn Thế Nức dịch:

Đêm qua một giấc mơ màng,

Tỉnh ra chim đã kêu vangquanh nhà.

Gió mưa một trận đêm qua,

Làm cho hoa rụngbiết là đườngbao

Ngô Tất Tố dịch:

Giấc xuân không biết sáng trời,

Tiếng chim nghe đã mái ngoài đua kêu.

Đêm qua mưa gió dập dền,

Biết rằng hoa rụngít nhiều sao đây.

Bài thơ tả cảnh nhàn nhã của một ẩn sĩ trong buổi sáng mùa xuân. Từ đêm hôm qua đến sáng hôm nay, tác giả vẫn chưa bước xuống chân giường, vẫn còn hưởng thú nằm trong chăn. Mọi diễn tiến xung quanh đều do thính quan cảm nhận: nghe tiếng chim kêu biết trời đã sáng, mơ hồ nghe có tiếng gió mưa đêm qua chỉ là nghe chứ không phải là thấy. Chỉ có bản dịch của Tương Như cho thấy được hai lần nghe của nguyên tác.

Giấc xuân sáng chẳng biết,

Khắp nơi chim ríu rít.

Đêm nghe tiếnggió mưa,

Hoa rụng nhiều hay ít?

                                                                        Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

Nguồn: Những bài văn hay
0