Em hiểu như thế nào về cốt và cách của thơ mà Viên Mai nói đến? Giữa cốt và cách, cái nào là yếu tố quyết định? Nêu ví dụ để chứng minh.
Trong thơ, giữa "cốt ” và "cách ”, cái nào là yếu tố quyết định? - Cốt và cách đều quan trọng. Nếu thơ không có cách thì phô diễn tuỳ tiện, khác nào thứ "văn xuôi chấm xuống dòng”. Không nắm được thi pháp thơ Đường luật thì không thể làm được thơ tứ tuyệt, thơ bát cú. Tùy Viên thi thoại ...
Trong thơ, giữa "cốt ” và "cách ”, cái nào là yếu tố quyết định? - Cốt và cách đều quan trọng. Nếu thơ không có cách thì phô diễn tuỳ tiện, khác nào thứ "văn xuôi chấm xuống dòng”. Không nắm được thi pháp thơ Đường luật thì không thể làm được thơ tứ tuyệt, thơ bát cú.
Tùy Viên thi thoại (trích)
Viên Mai
Đọc văn bản sau:
Dương Thành Trai nói rằng:
“Xưa nay những người tài phận thấp kém thường hay nói cách điệu mà khônghiểu phong thú. Vì sao vậy ? Vì cách điệu là một thứ khungrỗng, có giọng điệu nhất định dễ bắt chước theo; còn phongthú thì chuyên tả tính linh, nếu khôngphải người có tài năng thì khôngthể làm được.
Tôi rất thích câu nói ấy. Phải biết, có tính tình thì sẽ có cách luật, cách luật không nằm ngoài tính tình. Ba trăm bài thơ “Kinh thi”, phần nửa đều là câu hát của những người lao khổ, những người đàn bà nhớ thương buột miệng nói lên tình cảm của mình, nào có ai bày cho họ cách thức, điệu luật gì đâu, thế mà nhữngngười bàn về cách điệu đời nay có ai vượt ra ngoài phạm vi ấy được? Huốngchi điệu ca thời Vũ, Cao không giốngvới điệu ca của “Kinh thi”, thể thơ “Quốc phong” không giống với thể thơ "Nhã, Tụng”, cách luật có gì nhất định đâu! Hứa Hồn cócâu thơ:
“Ngâm thi hảo tự thành tiên cốt,
Cốt lí vô thi mạc lãng ngâm
(Thơ hay như thể thành tiên cốt,
Trong cốt không thơ chớ ngâm bừa).
Cho nên thơ có quan hệ ở cốt chứ không phủi ở cách
(Viên Mai - Quyển I)
Em hiểu như thế nào về “cốt” và “cách” của thơ mà Viên Mai nói đến? Giữa “cốt” và “cách”, cái nào là yếu tố quyết định? Nêu ví dụ để chứng minh.
Bài làm
Ýkiến của Viên Mai - nhà phê bình văn học lớn của Trung Quốc vào thời Thanh về "cốt ” và "cách ” trong thơ thật sâu sắc.
Theo Viên Mai thì "cách ” trong thơ là cách luật (cách thức và điệu luật) đó là thể thơ và luật thơ. Vídụ: thơ lục bát thì có từng cặp câu 6, 8 tiếp nối nhau, cóluật bằng trắc, có cách gieo vần (vần chân và vần lưng); thơ Đường luật phải có niêm, luật bằng trắc, đối, vần ... - đó là "cách". Có thể nói một cách khái quát: “cách " là thi pháp. Muốn làm thơ thì phải biết thi pháp, nắm vững từng loại thơ.
Thơ không chỉ có 'cách” mà còn phải có “cốt”. Viên Mai đưa ra khái niệm “tính linh” để nói rõ “cốt’’ của thơ. Tính tức là tính tình, tình cảm. Linh là sự nhạy cảm linh diệu. Tính linh nói chung tức là tình cảm chân thực, linh diệu nhất của con người.
Thơ có Cốt là thơ có hồn. Hồn thơ phải đẹp, trong sáng, chân thực. Thơ không có cốt thì khô khan, gò bó, giả tạo.
Trong thơ, giữa "cốt ” và "cách ”, cái nào là yếu tố quyết định? - Cốt và cách đều quan trọng. Nếu thơ không có cách thì phô diễn tuỳ tiện, khác nào thứ "văn xuôi chấm xuống dòng”. Không nắm được thi pháp thơ Đường luật thì không thể làm được thơ tứ tuyệt, thơ bát cú.
Giữa “cốt” và “cách ” thì “cốt” là yếu tố quyết định. Viên Mai cho biết rõ: “Vìcách điệu là một thứ khungrỗng, có giọngđiệu nhất định dễ bắt chước theo; còn phong thú thì chuyên tảtính linh, nếu không phải người có tài năng thì không thể làm được
Sau khi dẫn câu thơ của Hứa Hồn:
"Thơ hay, như thể thành tiên cốt,
Trong cốt khôngthơ chớ ngâm bừa”
Viên Mai khẳng định: "Cho nên thơ có quan hệ ởcốt chứ không phải ởcách”.
Tại sao những bài ca dao bằng thể thơ lục bát viết về người mẹ lại thấm sâu vào tâm hồn chúng ta, được truyền tụng mãi trong cuộc đời?
Vì những bài ca dao ấy có cái “cốt” đẹp, thể hiện tình cảm chân thực, của đứa con đối với mẹ hiền. Đó là lòng hiếu thảo, tình nhớ thương, biết ơn... của đứa con hiếu thảo. Những bài ca dao lục bát này thì ai cũng thuộc, đã trở thành lời ru, điệu hát:
-"Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
-“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
Bâng khuângnhớ mẹ, chín chiều ruột đau.
-"Chiều chiều ra đứngngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
- …
Tại sao câu thơ này của Tố Hữu lại làm ta cảm động?
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cảnon sông mọi kiếp người”.
Vì tình cảm thực: nhớ ơn, biết ơn Bác. Vì nói lên chân thực lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của Hồ Chí Minh vĩ đại.