Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bánh Chưng, bánh Giầy" số 7 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bánh Chưng, bánh Giầy" hay nhất
Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp càng miền quê tổ quốc thân thương của em lại có dịp được làm những loại bánh cổ truyền rất thơm ngon. Các loại bánh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc nó tượng trưng có sự tròn vẹn của đất trời, là món quà vô giá để cả gia đình cùng sum họp quây ...
Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp càng miền quê tổ quốc thân thương của em lại có dịp được làm những loại bánh cổ truyền rất thơm ngon. Các loại bánh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc nó tượng trưng có sự tròn vẹn của đất trời, là món quà vô giá để cả gia đình cùng sum họp quây quần bên nhau thưởng thức. Đó chính là loại bánh chưng và bánh giày.
Khi mùa xuân đến báo hiệu một năm cũ sắp qua đi và năm mới đang đến dần trên bàn thờ của tổ tiên của mỗi gia đình đều xuất hiện mâm ngũ quả và cả bánh chưng bánh giày để cúng ông bà tổ tiên. Đây là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ của mỗi người dân Việt Nam. Nó là món bánh đã đi sâu vào tâm trí tiềm thức của con người, là hình ảnh cổ truyền đặc trưng cho ngày Tết của dân tộc Việt Nam.
Xuất xứ của bánh chưng và bánh giày cũng có cả một câu chuyện ở đằng sau. Nó bắt đầu từ thời vua đã lớn tuổi và muốn tìm người nối dõi ngai vàng của mình. Nhưng nhà vua có tới 18 người con trai, ai cũng có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Nhà vua muốn tìm một người con trai tài giỏi, có tài có đức, biết hướng về nguồn cội, dân tộc để lãnh đạo đất nước này.
Chính vì vậy, nhà vua gọi các con mình tới và nói rằng. Ta sẽ trao lại ngai vàng cho người nào tìm được loại báu vật quý giá, có ý nghĩa nhất để dâng lên tổ tiên. Nếu ngưi nào làm cho ta hài lòng thì ta sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả các vị hoàng tử sau khi nghe vua cha nói như vậy vô cùng thích thú, ai cũng muốn cố hết sức mình để làm ra một loại bánh độc đáo mong vua cha ưng ý rồi trao ngôi vị cho mình. Cuộc thi tài này diễn ra vô cùng cam go, quyết liệt.
Trong những người con trai của vua lúc bấy giờ có một chàng hoàng tử tên Lang Liêu là một người từ nhỏ đã là nông, gần gũi với các loại cỏ cây, thiên nhiên. Chàng cũng là người có tấm lòng lương thiện, nhân hậu, luôn gần gũi với người dân của mình. Chàng cũng luôn chăm chỉ không nề hà bất kỳ công việc nặng nhọc nào, sống ngay thẳng lương thiện, nên được nhiều người dân yêu quý.
Khi Lang Liêu nhận được lời của vua ban, chàng cảm thấy lo lắng lắm không biết tìm đâu ra lễ vật để dâng lên nhà vua, bởi những thứ nàng có đều là những thứ bình thường ai cũng có. Nhiều vị hoàng tử khác đã tìm được nhiều loại báu vật vô cùng quý giá để dâng lên nhà vua, khiến vua rất hài lòng.
Lang Liêu là người quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng, cỏ cây, nên chàng không thể có những loại báu vật quý giá như tai gấu, ngà voi, ngọc ngà châu báu để dâng vua. Càng gần tới ngày phải dâng lễ vật lên nhà vua chàng càng lo lắng, tới mức quên ăn quên ngủ.
Một hôm do mệt quá Lang Liêu chợt thiếp đi, trong giấc mơ Lang Liêu gặp một vị thần tiên người đó đã dạy cho chàng làm hai loại bánh một hình tròn, một hình vuông từ gạo nếp của quê hương. Hai loại bánh này tượng trưng cho trời và đất tượng trưng cho sự toàn vẹn của trời đất.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mới biết mình đang mơ. Nhưng nghĩ lại giấc mơ Lang Liêu cảm thấy những lời tiên ông nói trong giấc mơ vô cùng đúng đắn gạo chính là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Nó chính là những gì tinh túy nhất, gạo kết hợp với đỗ xanh và thịt lợn tạo nên mùi vị thơm ngon, béo ngậy, món bánh này là đặc sản chưa từng có của quê hương.
Nghĩ vậy, Lang Liêu đã gọi mọi người trong gia đình cùng giúp mình gói những chiếc bánh như trong giấc mơ của chàng. Chiếc bánh có vỏ ngoài xanh biếc có tên là bánh chưng. Còn một loại bánh nữa có hình tròn Lang Liêu mang gạo nếp nấu thành cơm nếp rồi đem giã nhuyễn rồi làm thành một loại bánh có màu trắng thơm ngon gọi là bánh giày.
Rồi ngày phải dâng lễ vật lên cho nhà vua đã tới. Mọi người ai cũng háo hức mong phần thắng thuộc về mình. Trong buổi chầu hôm đó, những thứ lễ vật mà các hoàng tử mang tới dâng lên nhà vua đều là những món bảo vật có một không hai ở trên đời có giá trị vật chất vô cùng lớn. Chỉ duy nhất hai loại bánh của Lang Liêu là giản dị và ít có giá trị vật chất nhất. Điều này khiến cho Lang Liêu lo lắng lắm, nhưng chàng nghĩ mọi thứ đều do tấm lòng. Chàng làm nông món bảo vật quý giá nhất của chàng chính là hạt gạo được làm ra từ bàn tay, sức lực của mình. Chàng đem bảo vật của mình làm thành một loại bánh thơm ngon dâng lên nhà vua bằng cả tấm lòng, thì không có gì mà phải lo lắng cả.
Đứng trước rất nhiều bảo vật, rồi những món ăn độc đáo nhưng nhà vua không hề cảm thấy hài lòng. Nhưng khi ăn tới món ăn của Lang Liêu nhà vua cảm thấy ngạc nhiên bởi món ăn của Lang Liêu có mùi vị thơm ngon, béo ngậy vô cùng. Chính vì vậy, nhà vua đã gọi Lang Liêu vào để hỏi cách làm và giải thích tại sao lại là hình vuông và hình tròn.
Lang Liêu bước vào triều và giải thích vì sao mình lại chọn làm loại bánh chưng, bánh giày này để dâng lên nhà vua. Nhà vua nghe xong vô cùng hài lòng bởi ý nghĩa của hai loại bánh. Nên quyết định truyền lại ngôi vị cho Lang Liêu lên cai trị đất nước. Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất, còn chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời bao la rộng lớn. Trời đất vuông tròn tạo nên một sự tuần hoàn khép kín, tạo nên sự tròn vẹn hài hòa, an khang thịnh vượng. Chính từ lúc đó, nhà vua quyết định lấy loại bánh này để cúng giỗ tổ tiên trong những ngày Tết, những ngày giỗ tổ tiên.
Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp do đó những sản phẩm từ hạt gạo là điều vô cùng quý giá, để làm được hạt gạo mỗi người dân chúng ta phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm của nông nghiệp, của đức mẹ thiên nhiên chúng ta cần phải trân trọng nâng niu, yêu quý không nên lãng phí.
Câu chuyện bánh chưng, bánh giày nói lên được nguồn gốc và ý nghĩa của hai loại bánh chưng và bánh giày. Đây là hai loại bánh tượng trưng cho trời đất, cho sự đoàn kết sum vậy của con người và thiên nhiên đề cao những người hiền lành, thật thà tốt bụng. Những con người ở hiền thì sẽ được trời thương giúp đỡ.