Bài văn phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" số 9 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh là một trong những tác giả đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông là một tác giả quen thuộc đối với người dân Nam Bộ. Những tiểu thuyết của ông phản ánh chân thực cuộc sống của con người Nam Bộ cũng như những truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người giữa ...
Hồ Biểu Chánh là một trong những tác giả đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông là một tác giả quen thuộc đối với người dân Nam Bộ. Những tiểu thuyết của ông phản ánh chân thực cuộc sống của con người Nam Bộ cũng như những truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. “Cha con nghĩa nặng” là một tiểu thuyết tiêu biểu của ông thể hiện tình cảm cha con sâu nặng giữa người cha tên Sửu và người con Tí.
Để làm nổi bật chủ đề về tình nghĩa cha con sâu nặng, tác giả đã tạo nên tình huống truyện với những mâu thuẫn cao trào, giàu kịch tính. Đọc đoạn trích người đọc có thể cảm nhận được số phận éo le của nhân vật Sửu. Đó là một người nông dân thuần phác, yêu vợ, thương con, chăm chỉ hiền lành. Nhưng vì một phút nóng giận, ông vô tình giết vợ, vì thế phải sống chui lủi, đi biệt xứ.
Ông chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, lúc nào cũng sống trong tình cảnh dằn vặt lương tâm. Sống nơi biệt xứ, làm đủ nghề thuê mướn, thay tên đổi họ, nỗi khổ tâm luôn đầy ắp trong lòng Trần Văn Sửu, ông nhớ khôn nguôi và da diết những đứa con của mình.
Trình bày cảm nghĩ về tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu ChánhÔng đã trở về với mong muốn là được gặp các con của mình nhưng điều đó sẽ làm liên lụy tới các con của ông. Hai người con Quyên và Tí đều đều chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng. Sự xuất hiện của ông chắc chắn sẽ khiến hạnh phúc của các con bị ảnh hưởng. Vì thế ông quyết tâm ra đi dù chưa gặp được các con và có ý định nhảy sông tự tử.
Các nhân vật đứng trước trở ngại rất lớn. Nếu cha trở về thì sẽ bị làng tổng bắt, các con sẽ bị vạ lây. Nếu con theo cha thì sẽ phải chịu nhiều khổ cực và không chăm sóc được cho ông ngoại. Hai cha con bàn ngược tính xuôi mãi cuối cùng cũng đưa ra được quyết định. Đẩy nhân vật vào tình huống éo le, khó xử tác giả đã khắc họa được tình cảm cha con sâu sắc, tăng tính thuyết phục cho câu chuyện.
Trước hết, qua đoạn trích chúng ta có thể thấy được tình cảm sâu sắc của người cha Trần Văn Sửu dành cho con của mình. Sau bao năm tháng biệt xứ với nỗi nhớ con khôn nguôi người cha tìm về quê hương với mong muốn được gặp lại những đứa con của mình để giãi bày với chúng. Gặp lại bố vợ, Sửu chấp nhận tất cả những lời mắng nhiếc, sỉ nhục để đạt được mục đích của mình.
Ông nói với cha vợ những lời đau đáu từ trái tim, chứa chan những giọt nước mắt của sự khổ đau, làm hiện lên tấm lòng thương con vô hạn của người cha. Nỗi nhớ thương con đến cháy lòng làm cho ông trở nên kiên quyết: “xăm xăm bước đi về cửa”, “lột nón xuống mà cầm trên tay”.
Cũng chín vì thương con mà ông trở nên mềm yếu “cúi mặt ngó xuống đất, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng…” rồi khóc rấm rứt. Qua lời than của Sửu chúng ta có thể thấy được cuộc đời đầy éo le khổ cực của người cha và tấm lòng thương nhớ con da diết. Dòng cảm xúc trào dâng khiến ông không kiềm chế được đã thốt lên thành lời: “Con thương sắp nhỏ quá”, “Con thương nhớ chúng nó quá tía ơi”, “Con nhớ sắp nhỏ quá”. Và chính tấm lòng yêu thương con vô bờ của Sửu đã làm lay động những tình cảm tốt đẹp trong Hương Thị Tào. Từ chỗ mắng nhiếc lúc ban đầu, Hương Thị Tào lại nghẹn ngào xúc động cùng Sửu.
Sau khi nghe cha vợ nói các con vẫn rất thương mình, Sửu muốn gặp chúng dù phải ẩn mình dưới hình dạng thổ dân. Chi tiết này cho thấy hình ảnh một người cha đầy bất hạnh. Ông trở về nhà với nỗi khao khát gặp con bao nhiêu thì lại sẵn sàng lặng lẽ ra đi bấy nhiêu khi mà hay tin các con hiểu được lòng mình và chúng chuẩn bị có được hạnh phúc bên cạnh những người thương yêu.
Sự trở về của ông chắc chắn sẽ làm liên lụy tới chúng. Vì vậy ông sẵn sàng từ bỏ khao khát gặp lại con, quyết tâm dứt áo ra đi để “miễn là con được giàu có, sung sướng thì thôi”. Ông ra đi và mang theo ý định về cái chết, chết để “quên hết việc cũ”, “hết buồn rầu, cực khổ”, chết để khỏi liên lụy tới con. Như vậy, có thể thấy được Trần Văn Sửu là hiện thân của những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Một con người thiện lương nhưng phải sống một cuộc đời bất hạnh, một người cha thương con, đau đáu nỗi đau nhớ con, mong muốn cho con được hạnh phúc, sống vì con và chết cũng vì con.
Bên cạnh tình cảm sâu nặng người cha dành cho con thì đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của con đối với cha sau nhiều năm xa cách. Thời gian không thể làm xóa nhòa đi bóng hình người cha trong tâm hồn Tí. Chính vì thế khi gặp lại cha, Tí khao khát được sống trong tình yêu thương của cha. Cuộc đối thoại dưới đem trăng của ông ngoại và Sửu đã bị Tí nghe thấy, nó hiểu và thương cha hơn.
Chính vì thương cha, hiểu cha và muốn gắn bó với cha Tí trở nên đĩnh đạc và chủ động. Nó hỏi ông ngoại về cha, chạy theo cha khi Sửu bỏ đi, cất tiếng gọi tha thiết từ một trái tim khao khát tình phụ tử: “Ai đó? Phải cha đó không cha?” Khi Trần Văn Sửu muốn kết thúc cuộc đời thì Tí đã đến với tấm lòng yêu thương cha chân thành, cứu Sửu trở về với cuộc sống.
Cảnh cha con nhà Tí gặp nhau sao mà giản dị, cảm động đến thế! “ Thằng Tí chạy lại nắm riết lấy tay cha nó…” Khi gặp được cha rồi, nó chẳng rời cha nửa bước, kiên quyết cha đi đâu thì sẽ theo đó: “Hễ cha đi thì con đi theo”. Dù xa cách nhiều năm nhưng giữa cha con Tí có một sợi dây gắn kết bền chặt, để khi gặp lại, tình cha con lại đong đầy như thế! Vì con cha muốn sống, vì cha con quên đi hiện tại của mình. Đó chính là nghĩa nặng của tình cha con.
“Cha con nghĩa nặng” là một cuộc gặp gỡ đầy xúc động về tình cha con. Thông qua việc xây dựng tình huống truyện đầy mâu thuẫn cao trào tác giả đã thành công khi khắc họa tình cảm sâu nặng giữa cha con Trần Văn Sửu. Đó là tình cảm sâu đậm, thiêng liêng và bất diệt. Đoạn trích còn đặc biệt thành công khi tác giả sử dụng ngôn ngữ rất bình dị, gần gũi, đậm chất con người Nam Bộ.