Bài văn phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" số 7 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh là một trong số những cây bút đặt nền móng quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuât hiện (1932), Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt bạn đọc hơn 20 cuốn tiểu thuyết và sau này là hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Ông là một tác giả quen thuộc của ...
Hồ Biểu Chánh là một trong số những cây bút đặt nền móng quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuât hiện (1932), Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt bạn đọc hơn 20 cuốn tiểu thuyết và sau này là hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Ông là một tác giả quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời.
Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí. Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” mà chúng ta được học được tác giả xoay quanh ba nhân vật chính, song hai nhân vật để lại dấu ấn nhất đó là nhân vật: Sửu và Tý. Tuy chỉ nằm trong đoạn trích ngắn, nhưng bằng lối viết tinh tế và sắc sảo của Hồ Biểu Chánh, nhưng số phận éo le của nhân vật sửu hiện lên khá đầy đủ.
Có thể nhận thấy được trong đoạn trích Trần Văn Sửu trước sau như một là người nông dân thuần phát, thương vợ, thương con, chăm chỉ hiền lành. Vô tình làm chết vợ, Sửu phải trốn tránh, sống chui lủi, đến tên tuổi của mình cũng phải tìm mọi cách để xóa sạch vì sợ pháp luật săn đuổi, chừng trị.
Trên mười năm trời, Trần Văn Sửu phải chịu đau khổ về cả thể xác và tâm hồn , chịu cảnh cắn dứt dằn vặt lương tâm. Điều này đã được tác gải tái hiện qua lời nói của nhân vật khi gặp lại bố vợ và đứa con trai yêu quý của mình. “Con thương vợ con lắm. Tại nó làm quá, con giận xô nó té, nó chết chớ không phải con giết nó. Xin tía thương thân con”.
Đúng vậy, người đọc có thể thấy nhân vật vợ Sửu hiện lên là một người lăng loàn, trực tiếp gây nên cuộc sống bất hạn cho Sửu, và các con. Vợ Sửu như thế, nhưng Sửu lại không than trách , mà vẫn thương xót người đã chết để rồi cắn dứt lương tâm của mình vì đã vô tình giết vợ. Khi Sửu nói chuyện với con trai, Tí có ý trách mẹ, Sửu liền đứng ra phân trần cho người con hiểu “Má quấy là quấy với cha, chớ không phải con.
Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, mà con vãn nhớ làm chi?” nói ra điều này, Trần Văn Sửu muốn Tí khỏi trách người mẹ và đã khẳng định sở dĩ cuộc đời mình éo le, cực khổ là do “số mạng” chứ không phải do lỗi tại vợ. Trong cuộc sống không đáng sông nhưng Sửu vẫn sông vì thương con, và nhận do mình chứ không phải do vợ.
Qua đây có thể thấy được nhân vật Trần Văn Sửu được tác giả hiện lên là một người lương thiện, hiền lành, chất phác, thương vợ, thương con. Không chỉ thế Trần Văn Sửu ông còn là một người có tấm lòng đôn hậu, vị tha, có tấm lọng rộng lượng. Tình thương của Trần Văn Sửu không phải là nội dung cốt lõi của đoạn trich, nhưng nó góp phần vào việc xây dựng nội tâm nhân vật khá nhất quán của tác giả.
Như chúng ta đã nói ở trên, đoạn trích để lại cho người đọc hai nhân vật có dấu ấn nhất đó là Sửu và Tí. Tí được hiện lên qua tình yêu thương, nỗi nhớ con của Trần Văn Sửu. Điều này được thể hiện khá thành công bằng việc xây dựng tình huống giàu kịch tính. Đó là việc ông Sửu đã tìm về làng, tìm lại đứa con sau bao năm tháng xa cách, nhớ nhung để giãy bày nỗi lòng mình.
Mặc kệ những ánh nhìn, những sự soi mói của họ hàng, người thân, nhưng lòng thương con ông vẫn kiên quyết “xăm xăm bước đi về cửa”, cũng chính vì lòng yêu thương con vô bờ bến đã biến ông thanh một người yếu mền chân thực : khóc dòng dòng và đã không kiềm chế được cảm xúc của bản thân: “chết không được vì thương sắp nhỏ quá”; “Con thương sắp nhỏ quá”; “Con nhớ sắp nhỏ quá”…Ông cũng đã thức tình được lòng tốt của Hương Thị Tào và Hương Thị Tào cho ông biết lũ nhỏ vẫn còn thương ông lắm, khi nghe vậy, Trần Văn Sửu chỉ muốn được thấy mặt chúng dù phải giấu mình dưới dạng thổ dân.
Nếu như ở đoạn một, tác giả khắc họa tình cảm của cha đối với con, thì ở đoạn hai này lại là tình cảm của người con đối với người cha. Cuộc đối thoại lúc trở về dưới ánh trăng của Trần Văn Sửu và bố vợ bị thằng Tí nghe thấy hết vì nó rình ở cửa. Chính chi tiết này cũng tạo nên cao trào, vì thương con mà sống, nhớ con mà về, nhưng lại vì con mà không nỡ gặp, dứt áo ra đi vì sợ tiếng tai của mình liên lụy đến con, tiền đồ của con lại ra đi trong đau khổ thương nhớ, nhưng khi ra đi Tí lại giữ ông lại, và rồi khi biết con mình sắp giàu ông lại thấy mình như cản trở nó và chỉ muốn nhảy xuống sông tự tử.
Tình cha con làm người đọc khong khỏi xúc động “Cha con ôm nhau mà khóc” khi Tí đuổi theo ông Sửu. Cuộc hội thoại của hai cha con càng thể hiện lên tình cha con nghĩa nặng. Nếu người cha quay về Tí sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng tai của người cha nhưng bất chấp hi sinh sự giàu sang để cùng sống với bố của mình, thái độ kiến quyết, chân thành của Tí làm cho người đọc không khỏi rung động. Đây cũng chính là “nghĩa nặng” của tình cha con trong đoạn trích.
Như vậy, qua đoạn trích ta có thể thấy được Hồ Biểu Chánh đã khắc họa lên tình cảm cha con đầy kịch tính, từ đó thấy được những tình cảm thiêng liêng nghĩa nặng của tình máu mủ. Đoạn trích bên cạnh nghệ thuật miêu tả dựng cảnh khác, hấp dẫn phải nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả. Cha con nghĩa nặng mang dấu ấn của thời kỳ đầu văn chương đổi mới theo xu hướng hiện đại.