31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 9 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" trích sử thi Ra-ma-ya-na hay nhất

Ra Ma ya na là một trong hai bộ sử thi rất nổi tiếng của nhân dân Ấn Độ, có sức ảnh hưởng không hề nhỏ trong nền văn học thế giới, như mang đến nguồn sống cho tinh thần, đạo đức của người Ấn Độ, biểu hiện trong đó những nhân vật có nhân cách cao cả được miêu tả một cách lý tưởng ...

Ra Ma ya na là một trong hai bộ sử thi rất nổi tiếng của nhân dân Ấn Độ, có sức ảnh hưởng không hề nhỏ trong nền văn học thế giới, như mang đến nguồn sống cho tinh thần, đạo đức của người Ấn Độ, biểu hiện trong đó những nhân vật có nhân cách cao cả được miêu tả một cách lý tưởng nhất. Và trong đoạn trích Ra Ma buộc tội, nếu mọi hình ảnh một vị anh hùng sử thi, người chồng Ấn Độ hiện lên rõ nét với đầy đủ phẩm chất cao quý trên công cuộc giữ gìn hạnh phúc gia đình ở Ra Ma, thì Xi Ta cũng chứng tỏ rằng mình xứng đáng cho hình ảnh người vợ hết mực thủy chung hoàn toàn phù hợp với chàng.


Đoạn trích này là màn áp chót của câu truyện. Mở đầu phần một ta có thể thấy rõ được hoàn cảnh hội tụ vợ chồng sau cơn hoạn nạn, xuất phát từ sự giải thoát lại được vợ, từ bàn tay của quỷ vương Ra-va-na, sau bao ngày xa cách và cuộc chiến gian khổ mới đưa được Xi Ta về đó là minh chứng cho sự không chịu khuất phục, tài năng và bản lĩnh của một anh hùng. Ra Ma đã có hành động trả thù quân độc ác, đáng lẽ chàng phải rất vui, nhưng chính lúc này,Ra Ma phải đứng trước sự thật rằng: Xã hội không quan tâm đến tình cảm sau xa cách của cả người thăm thiết, mạnh mẽ nhường nào, mà lúc này chính là lúc họ phải có tiếng nói đạo đức, phẩm hạnh cho riêng bản thân mình để bảo vệ danh dự trước cộng đồng, bèn cất tiếng nói dứt khoát nhưng vẫn đầy trân trọng với người vợ trước toàn thể mọi người: “Hỡi Phu nhân cao quý, ta đã đưa nàng tới đây sau khi đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình.


Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay ai nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình. Nàng đã bị gã Ra-va-na tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta,đó là do số phận nàng xui lên,nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống”. Có thể thấy được chàng coi danh dự của bản thân còn hơn cả tính mạng của con người. Nên ta không thể trách Ra Ma quá lạnh lùng tàn nhẫn, vì con người của giai cấp này buộc phải xử sự như vậy.


Bởi vì Ra Ma giờ đây có hai tư cách một là của một ông Vua, chấp nhận mọi điều kiện danh dự của cá nhân luôn gắn liền với danh dự cộng đồng, bảo vệ danh dự cá nhân chính là việc nên làm đê bảo vệ danh dự dòng dõi. Tư cách thứ hai lại là người chồng bị kẻ khác cướp vợ, chàng không khỏi chạnh lòng, khi nghĩ đến người vợ, những băn khoăn, trăn trở của chàng mà trước thiên hạ, chàng mở suy nghĩ về người Vợ của mình cho họ làm chứng, cách nói cũng không thể giống như lúc trò chuyện tâm sự giữa hai người với nhau. Bởi chỉ có cách đó mới giúp xóa bỏ được sự dậy sóng trong lương tâm trước sự hoài nghi về sự chung thủy của người vợ, dù chàng hết mực yêu dấu. Chàng lập luận tiếp cho suy nghĩ của mình: “chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để ta xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ danh tiếng dòng họ…ta không thuộc về gia đình bình thường. Nay ta nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại quá lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tùy nàng…


Vì Ra Ma cũng là con người “…thuộc dòng dõi cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác,khi nàng đã bị quấy nhiễu bởi con quỷ kia, đôi mắt hau háu của hắn nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đa sinh ra ta?…”. Ẩn sâu trong câu nói là sự nghi ngờ về trinh tiết của người phụ nữ mà thân cận với Ra Ma nhất, dù có thật sự yêu thương vợ hiền thục, xinh đẹp đến đâu thì chàng cũng phải chối từ dứt khoát vì không thể bảo vệ nàng trước những chứng cớ bày vẽ trước mặt mọi người, cũng như khó có thể vượt qua bão tố dư luận trong lúc khó khăn này.


Loạt cảnh của phần hai nhường chỗ cho sự phân trần về sự trong sạch của bản thân Xi Ta với tư cách là người vợ của Ra Ma, dù nàng phải nuốt đau đớn, ra rời, đón nhận sự thay đổi đột ngột trạng thái, khi bị những lời của Ra Ma như lời buộc tội có gai thép làm tim nàng rỉ máu, “nàng đau đớn đến mức nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát”, vì chỉ ngay trước đó là sự mừng vui không thể tả xiết vì được chính người chồng mình giải thoát khỏi nơi ngục tù kia. Xi ta bị làm bẽ mặt trước những lời tố cáo bởi người chồng nàng tôn trọng hết mực thương giữa dông đủ mọi người. Nhưng nàng không thể chấp nhận điều đó, nàng không cho phép bản thân mình chịu đựng sự cay nghiệt xuất phát từ hiểu lầm của người chồng, vì con người nàng vốn không phải thuộc dòng dõi bình thường mà của thần linh: “Tên thiếp là Gia- na-ki bởi vì thiếp … thiếp thôi”. Sự xuất thân ấy so với Ra Ma thì danh giá gấp nhiều lần, Sự so sánh thông minh này đã làm rõ một điều Xi Ta có ý thức, có học, biết bảo vệ danh dự của dòng dõi mình, để không vì mình mà ảnh hưởng.


Xi Ta với tư cách là người bị buộc tội, cũng đưa những lập luận dựa trên đạo lí của cộng đồng để thuyết phục, phản bác lại đầy cương quyết bằng tất cả nghị lực của mình “cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu là người như chàng tưởng! Thiếp có thê lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp…Nếu chàng có hiểu biết chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi…”. Đến khi mà mọi thứ mặc cảm về người phụ nữ thấp cổ bé họng, cơn tuyệt vọng vô độ trước thái độ khó lay chuyển của nhà Vua, nàng đã phải tìm đến cái chết một cách tự nguyện để minh chứng cho sự trong trắng của mình.


Chỉ có những người có niềm tin mãnh liệt nơi bản thân, ý thức trách nhiệm cao mới dám đương đầu với lửa, nhưng cũng vì vậy mà nàng hiểu được giá trị của mình nên đã nhờ thần Lửa A-Nhi minh oan cho bản thân: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra Ma thì xin cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra Ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A Nhi phù hộ cho con”. Nói rồi nàng nhảy mình vào lửa đang hừng hực cháy. Hình ảnh của Nàng mãi tỏa sáng rạng ngời đầy oai hùng đại diện cho tấm lòng son sắt, khiến cho mọi người phải kính nể không kể xiết trước hành động đầy tính chủ động, suy nghĩ sâu sắc của nàng. Trước sự tiếc thương của mọi người, hàng ngàn giọt nước mắt đã tuôn rơi. Nhưng đúng như trong câu truyện sử thi luôn có sự tham gia của thế lực thần linh, họ đồng cảm với nhân vật, lòng dũng cảm của nàng đã làm lay động họ “thần lửa đã giải oan thành công, mang nàng nguyên vẹn trở về” mọi người cảm thông và hóa giải toàn bộ cho số phận không may mắn của cô.


Có thể thấy được những tác phẩm sử thi luôn có sức hấp dẫn vô cùng to lớn, thông qua việc đặt những nhân vật vào thử thách của sự đối lập, đòi hỏi lựa chọn quyết liệt thông qua đó bộc lộ sâu sắc bản chất từng nhân vật, không chỉ tạo dựng lên thành công hình ảnh người anh hùng của dân tộc, mà còn không quên sự công bằng bằng việc không bỏ qua những người phụ nữ với lòng thủy chung rạng ngời của người phụ nữ Ấn Độ. Ở họ là đại diện cho Cặp đôi lí tưởng trong câu chuyện sử thi nổi tiếng của Ấn Độ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0