31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 3 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" trích sử thi Ra-ma-ya-na hay nhất

Đoạn “Ra-ma buộc tội” trích trong khúc ca thứ 6, chương 79 sử thi Ra- ma –ya - na. 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Ra-ma, 13 năm đi đày và cuộc chiến tranh đánh thắng quỷ vương Ra-va-na để cứu nàng Xi-ta xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lan-ka, Ra-ma cùng đoàn quân ca khúc ...

Đoạn “Ra-ma buộc tội” trích trong khúc ca thứ 6, chương 79 sử thi Ra- ma –ya - na. 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Ra-ma, 13 năm đi đày và cuộc chiến tranh đánh thắng quỷ vương Ra-va-na để cứu nàng Xi-ta xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lan-ka, Ra-ma cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn thì hạn đi đày 13 năm gần kết thúc. Bỗng Ra-ma nổi cơn ghen tuông dữ dội. Trong chương 79, Ra-ma dùng những lời lẽ nặng nề, gay gắt buộc tội Xi-ta. nghi ngờ nàng về sự trong trắng, thúy chưng của nàng Xi-ta bước vào giàn lửa của thần An-hi để chứng minh tất cả... Ra-ma chia tay các chiến hữu. chàng cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên xa bay về kinh đô Kô-sa-la..


Chương 79 khắc họa thêm một nét đẹp về con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya (vương công, quý tộc, võ sĩ) và đức nghĩa trung hậu, đoan trang của người phụ nữ cao quý. Khi Xi-ta đã khiêm nhường đứng trước Ra-ma, chàng nói với vợ một cách mỉa mai: “Hởi phu nhân cao quý”. Quan hệ vợ - chồng hầu như không còn nữa. Cuộc giao tranh đã kết thúc, theo Ra-ma đó là nghĩa vụ và tài năng đã hoàn thành: “Ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống” - nghĩa là nàng bị Ra-va-na bắt cóc chứ không phải đi theo hắn, “cơn giận ta đã hả, và cơn ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta”. Ra-ma đã sống vì một nguyên lí đạo đức của đẳng cấp Kơxatrya của mình: “kê nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù, là kẻ tầm thường”. Ra-ma cũng dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi Ha-nu-man và Vi-phi-sa-na - hai chiến hữu tài ba, cao cả của mình.


Trước nhan sắc của Xi-ta: “khuôn mặt bông sen”, “những cuộn tóc cuộn sóng” và những giọt lệ của nàng, lòng Ra-ma “đau như cắt”, nghĩa là chàng vẫn say đắm Xi-ta. Nhưng danh dự là trên hết, là tất cả, bởi lẽ người anh hùng “sợ tai tiếng”. Phải kết thúc chiến tranh là vì nhân phẩm, là để “xóa bò vết ô nhục vi sợ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình”. Ra-ma không thế “nhận nàng về”, “không ưng có nàng nữa” vì nàng đã lưu lại tại nhà một kẻ xa lạ, vì Ra-va-na với “đôi mắt tội lỗi... hau háu nhìn khắp người nàng” nghĩa là nàng thất thân với hắn, cho nên Ra-ma phải nghĩ đến “gia đình cao quý” đã sinh ra mình.


Tóm lại, Ra-ma vẫn còn yêu Xi-ta xinh đẹp nhưng vì danh dự, nhân phẩm của người anh hùng, của dòng họ cao quý mà chàng phải buộc tội Xi-ta, chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: “Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa”. Ra-ma cảm thấy xấu hố bị xúc phạm; khi trông thấy Xi-ta thì “không chịu nổi”, “chẳng khác ánh sáng với người bị đau mắt”. Ra-ma ghen tuông buộc tội không phải vì mù quáng mà trái lại, ghen tuông và buộc tội vì nhân phẩm, danh dự, một nét tính cách của con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya cao quý trong xã hội Ấn Độ thời đại cổ đại.

Xi-ta được miêu tả trong chiều sâu của bi kịch về tình yêu và danh dự.


Nàng đau khổ vì bị oan, bị xúc phạm. Nàng "đau đớn nghẹn thở". Nàng xấu hổ cho số kiếp của nàng", nàng muốn chết ngay "muốn tự chôn vùi cả cái hình hài của mình". Nàng vô cùng đau đớn trước những lời buộc tội của Ra-ma, nàng cảm thấy hình như muôn nghìn mũi tên "xuyên vào trái tim nàng". Nàng khóc, "nước mắt nàng đổ ra như suối". Xi-ta đoan trang và bình tĩnh bác bỏ mọi lời buộc tội của Ra-ma. Nàng khẳng định: "Trái tim thiếp đây, thuộc về chàng". Chàng chưa hiểu được thiếp qua tình yêu và tâm hồn thiếp. Chàng tự hào về dòng dõi cao quý thì thiếp có kém gì: "đất là mẹ của thiếp". Nếu Ra-ma mỉa mai gọi Xi-ta là "phu nhân cao quý" thì Xi-ta cũng đàng hoàng đáp lại: "Hỡi đức vua" và trách "cớ sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp?".


Xi-ta nhảy vào giàn hỏa thiêu là một cảnh vô cùng bi tráng. Ai đã từng mục kích điệu múa "Nàng Xi-ta"? Ra-ma "khủng khiếp như Thần chết!". Các thánh thần tự hào nhìn Xi-ta nhảy vào lửa "chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh". Đông đảo phụ nữ thì "chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh". Đông đảo phụ nữ thì "kêu khóc thảm thương". Loài ma quỷ như Va-na-ra, Paksaxa cũng "kêu khóc vang trời".


Hình ảnh Xi-ta đàng hoàng tự tin. Nàng "lượn quanh" Ra-ma như để chào vĩnh biệt. Nàng lạy chư thần cao quý thiêng liêng. Nàng cất lời nguyền với thần A-nhi: khẳng định mình bị oan, một phụ nữ trinh tiết bị coi như một kẻ gian dối; tự hào về lòng trong trắng thủy chung trong tình yêu; cúi xin Thần "bảo vệ con", "phù hộ con". Ta hãy nghe lời nguyện cầu của nàng Xi-ta: "Nếu con trước sau một lòng dạ với Ra-ma thì cúi xin Thần hãy tìm hét cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng xin thần A-nhi phù hộ cho con".


Đọc sử thi Ra-rna-ya-na ta như thấy ngọn lửa sáng rực bừng ánh mặt trời, nàng Xi-ta lộng lẫy kiều diễm múa như bay theo ánh lửa, thần lửa A-nhi minh chứng và cứu sống nàng. Ra-ma dang đôi cánh tay đón Xi-ta, nước mắt chan hòa sung sướng, vừa ân hận, vừa tự hào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
0