31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 7 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" trích sử thi Ra-ma-ya-na hay nhất

Việc tranh đoạt người đẹp và giải cứu người đẹp là dạng dề tài quen thuộc của sử thi và đó cũng là trọng tâm, trọng diểm của Ra-ma buộc tội. Đoạn trích này là màn áp chót của câu chuyện, khi Ra-ma đã giải thoát được cho vợ mình là Xi-ta khỏi bàn tay của quỷ vương ra-va-na, và lúc hai ...

Việc tranh đoạt người đẹp và giải cứu người đẹp là dạng dề tài quen thuộc của sử thi và đó cũng là trọng tâm, trọng diểm của Ra-ma buộc tội. Đoạn trích này là màn áp chót của câu chuyện, khi Ra-ma đã giải thoát được cho vợ mình là Xi-ta khỏi bàn tay của quỷ vương ra-va-na, và lúc hai vợ chồng được tái ngộ. Đây cũng là thời điểm mà các quy ước cộng đồng về đạo đức lên tiếng đòi hỏi phải cợ sự minh bạch, rõ ràng. Quan hệ vợ chồng không còn là điều cơ bản nữa mà là phẩm hạnh và việc chứng minh phẩm hạnh mới là điều cần thiết, mới là cơ sở nền tảng chơ sự tồn tại bền vững của cộng đồng. Do đó, kịch tính gay gắt của màn gặp gỡ trở thành trọng tâm của đoạn trích này.


Đây là một cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. thử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình. cuộc gặp gỡ trở thành một phiên tòa, tạo ra thử thách cho cả hai vợ chồng. Không gian và thời gian của cuộc gặp mặt cũng rất đặc biệt. Không gian là nơi công cộng, thời gian là ban ngày. Cuộc gặp diễn ra tại một địa diểm đông người, giữa ban ngày. Đây là kiểu không gian – thời gian công khai cho thấy tính chất khác thường của cuộc tái ngộ vợ chồng này. Số lượng nhân vật tham dự buổi gặp mặt đó rất đông liên quan tới cuộc tái ngộ đặc biệt này màn tính chất tòa án buộc tội. Đó là những người thuộc các đội quân của loài Rắc-sa-xa, loài Va-na-ra tiếp đó là quân đội của Ra-ma với sự hiện diện của các em trai Ra-ma: Vi-phi-sa-na, Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na, và vua khỉ Xu-gri-va. Nhưng nổi lên bình diện cận cảnh là hai nhân vật Ra-ma và-xi-ta.


Nhân vật Ra-ma xuất hiện ở đây với hai tư cách, một là ông vua đứng đầu cộng đồng, hai là người chồng có vợ bị quỷ vương bắt cóc. Ra-ma đóng vai trò là người buộc tội. Cần phân biệt là ở Ra-ma có hai tư cách: tư cách của một ông vua đòi hỏi phải tuân thủ mọi quy ước của cộng đồng, đặc biệt là quy ước về danh dự cá nahan- danh dự cộng đồng và tư cách của một người chồng có vợ bị quỷ vương bắt cưỡng đoạt, người chồng đó không thể yên tâm về người vợ đã sống nghiều ngày trong xử sở quỷ vương.


Trong thời đại sử thi, danh dự của cá nhân luôn gắn liền với dnanh dự của cọng đồng, dòng dõi, Bảo vệ danh dự cá nhân cũng là bảo vệ danh dự cộng đồng và dòng dõi, đặc biệt là dối với một ông vua. Xuất phát từ hoàn cảnh của Ra-ma bị cướp vợ, Xi-ta bị bắt cóc, cho nên cả hai nhân vật đều bị đặt trước thử thách là phải kiểm định lại phẩm chất đạo đức theo đòi hỏi của ý thức cộng đồng. Cả hai đều phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng đạo lí cộng đồng, do đó, hai người bị đặt vào hai vị thế đối lập: người buộc tội và người bị buộc tội. Với tư cách người buộc tội, Ra-ma đã đưa ra những lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng đồng và đi tới hành động quyết liệt là chối bỏ vợ mình.


Nhân vật Xi-ta với tư cách là phu nhân của đức Vua và là người vợ bị bắt cóc, đồng thời là người bị buộc tooil. Song, Xi –ta cũng có dòng dõi cao quý: :tên thiếp là Gia-na-ki bởi vì thiếp có liên quan đên lễ tế sinh của nhà vau Gia-na-ka chứ không phải là vì thiếp sinh ra trong gia đình đó; chỉ có nữ thần Đất là mẹ của thiếp thôi”. Như vậy dòng dõi của Xi-ta không phải là người phàm tục, mà là dòng dõi của thần linh. So với dòng dõi của Ra-ma thì sự xuất thân của Xi-ta là bội phần danh giá, Xi-ta có ý thức bảo vệ danh dự của dòng dõi thần linh của mình.


Khi bị đặt vào hoàn cảnh bất ngờ như vậy, Xi-ta – trong tư cách người bị buộc tội – cũng đưa ra những lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí của cộng dồng để phản bác lại, và cao hơn là lựa chọn cho mình cái chết một cách tự nguyện dể minh chứng cho sự trong trắng của bản thân. Xi-ta có niềm tin mãnh liệt vào chính bản thân mình và đồng thời khi chọn cái chết tự nguyện, cũng thể hiện rất cao quí ý thức trách nhiệm trươc cộng đồng. Cả Ra-ma và Xi-ta đều khi bị đặt vào tình huống đối dầu ngoài ý muốn, đều đã thể hiện phẩm chất cao quý dựa trên nguyên tắc tôn trọng đạo lí cộng đồng, đều là mẫu mực của kiểu anh hùng sử thi.

Ra-ma biểu hiện hai thái độ: một của ông vua có thần dân bị bắt có, một của người chồng có vợ bị quỷ vương chiếm đoạt. Ở đó, vấn đề danh dự cá nhân nổi lên: cá nhân bị xúc phạm, bị lăng nhục thì phải rửa mối nhục ấy. Bên cạnh tư cách một quân vương bị xúc phạm, Ra-ma còn là một người chồng bị lăng nhục. Một người chồng có vợ bỉ kẻ khác cướp đi chỉ vì người đó có sắc đẹp trời phú. Sự nhục nhã như vậy đã rõ. Song khi cứu được vợ, giải thoát vợ khỏi bàn tay quỷ vương thì sự ghen tuông cũng nổi lên. Sự nghen tuông ở đây cũng rất thường tình, nó thể hiện trước hết vì sắc đẹp của vợ mình bị người khác xúc phạm.


Từ đó dãn tới hành động quyết liệt của Ra-ma: từ bỏ vợ mình, với thái độ như vậy, Ra-ma đi tới quyết định cũng ở hai tư cách Đức vua và người chồng: đó là không càn tới Xi-ta nữa, Xi-ta muốn đi đâu thì đi, Xi-ta muốn lấy ai thì lấy. Hành đồng chối bỏ Xi-ta của Ra-ma thực ra không có gì đáng trách. Hành động đó cho thấy vị quân vương luôn luôn đứng trên quyền lợi của cọng đồng luôn chứng tỏ là người chồng biết nhìn xa trông rộng, bởi lẽ tình yêu thương bao giờ cũng đi liền với danh dự, bỏ mất danh dự thì tình yêu thương chỉ còn là sự thương hại, mọt sự rẻ rúng. Hiển nhiên đi tới quyết định đó khong phải dễ dàng.


Điều này thể hiện mối xung đột dữ đội bên trong củ Ra-ma: một mặt muốn cưu mang, đùm bọc Xi-ta, mặt khác, muốn bản vệ danh dự của dòng dõi mình, một mặt, tiếc thương có sắc dẹp trời ban của Xi-ta mặt khác, lại lo sợ tiếng nói của mình sẽ không có trọng lượng trước cộng đồng khi tiếp tục chung sống với người vỡ đã có thời gian ở trong nhà quỷ vương Ra-va-na. tuy có xung đột nội tâm như vậy, xong quyết định cuối cùng vẫn phải đứng trên lập trường của cộng đồng của “cái ta” để gạt bỏ cái riêng tư :cái tôi cá nhân. Đây là một vẻ đẹp của người anh hùng Ra-ma và cũng là vẻ đẹp của các anh hùng sử thi nói chung.


Một thái độ của Ra-ma đều được thể hiện công khai, không giấu giếm. Không gian dể Ra-ma đi tới quyết định có vẻ tàn nhẫn ấy là khong gian cộng đồng, song không phải là không gian lễ hội vui vẻ chan hòa mà là không gian tòa án. Xung đột bên trong Ra-ma được nhân lên và chỉ có một giải pháp duy nhất là chối bỏ Xi-ta, Ra-m,a không kết thúc cuộc đời Xi-ta, không tạo ra hình thức chết cho Xi-ta, song chối bỏ xi-ta cũng đồng nghĩa với việc giết chết Xi-ta về mặt tinh thần. Tất cả đều liên quan tới quy ước cộng đồng mà người anh hùng sử thi không có cách xử sự nào khác được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0