31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 2 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" trích sử thi Ra-ma-ya-na hay nhất

Là một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của loài người, nền văn học của Ấn Độ cũng sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhắc đến văn học Ấn Độ chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharara. Trải qua nhiều thế kỉ nhưng những cuốn sử thi ...

Là một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của loài người, nền văn học của Ấn Độ cũng sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhắc đến văn học Ấn Độ chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharara. Trải qua nhiều thế kỉ nhưng những cuốn sử thi này vẫn làm say đắm hàng triệu trái tim của độc giả. Đoạn trích Ra- ma buộc tội là một phần trong cuốn Ramayana.


Bàn về vai trò của sử thi Ramayana đối với đời sống tinh thần của người Ấn Độ đã có lời nhận xét rằng: " Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu họ ra khỏi tội lỗi". Đoạn trích Rama buộc tội là một trích đoạn tiêu biểu của cuốn sử thi này,đoạn trích kể về sự kiện Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na đã cứu được người vợ của mình là Xita, hai người đã có giây phút đoàn tụ với những sự kiện phức tạp đã diễn ra. Sau những ngày bị chia cắt khi Xi-ta bị quỷ vương bắt đi, hai vợ chồng Ra- ma và Xi-ta đã được đoàn tụ, nhưng đó không phải phút giây hàn nguyên vợ chồng cảm động mà lại là thời điểm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.


Gặp lại chồng, Xi-ta vô cùng vui mừng, thế nhưng đáp lại sự nhớ thương, chờ mong của nàng thì Ra-ma đối xử với nàng vô cùng lạnh lùng bởi trong Ra-ma luôn tồn tại mối nghi ngờ vì Xi-ta đã bị quỷ vương bắt đi một thời gian, liệu nàng có chung chạ chăn gối với hắn ta không là điều không ai biết. Nghi ngờ danh tiết của vợ nên Ra-ma có ý muốn chối bỏ dù rất yêu thương vợ.


Xi-ta đã hết lời thanh minh nhửng Ra-ma vẫn không chịu tin, cuối cùng nàng đã tìm đến Lửa thần A- nhi để nhờ người chứng minh cho tấm lòng trinh bạch, thủy chung cả nàng. Đoạn trích Ra-ma buộc tội đã thể hiện được thái độ và quan điểm của nhà văn về Ra-ma- một vị vua mẫu mực, lí tưởng của đất nước Ấn Độ và hình tượng người phụ nữ Ấn Độ Xi-ta.

Ra- ma là người quân vương hội tụ được đầy đủ phẩm chất, năng lực của người đứng đầu một nước. Phẩm chất cao quý của chàng được thể hiện rõ nét qua đoạn trích này. Trong cuộc gặp gỡ với Xi- ta dù lòng rất nhớ thương vợ nhưng Ra-ma vẫn tỏ ra lạnh lùng và chối bỏ vợ vì lúc này chàng không chỉ là một người chồng mà nàng còn là một người quân vương, người đứng đầu đất nước, do vậy chàng đã đặt trách nhiệm với quốc gia dân tộc lên trên tình cảm cá nhân, cần suy xét rõ ràng, minh bạch mọi chuyện, dù đó có là vợ mình đi chăng nữa.


Trước đông đảo quần thần và bạn hữu, nếu Ra-ma không xử lí tốt chuyện gia đình thì sẽ gây nên những điều tiếng đáng tiếc, ảnh hưởng đến uy tín của bậc quân vương. Đối với Ra-ma thì uy tín và danh dự của bản thân và gia tộc là điều quan trọng hàng đầu, dù yêu thương vợ nhưng chàng không thể bất chấp tất cả, vượt lên những điều tiếng không hay của dư luận mà đón nàng về cung điện.


Nếu Ra-ma là mẫu quân vương lí tưởng thì Xi-ta lại là hình tượng người phụ nữ lí tưởng của người phụ nữ Ấn Độ xưa, ở nàng hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp: son sắc, thủy chung. Trong cuộc hội ngộ với Ra-ma, không những không có những phút giây đoàn viên hạnh phúc mà nàng đã phải chịu nhiều đau khổ, ê chề từ thái độ lạnh lùng và hành động rũ bỏ của chồng mình là Ra-ma.


Trước những lời nói của Ra- ma, Xi- ta đã vô cùng đau lòng, nàng đau đớn đến nghẹt thở, cảm giác như có sợi dây leo thít chặt vào da thịt. Đặc biệt, những lời hàm nghi của Ra- ma lại được nói trước đông đảo dân chúng và bạn hữu, nàng đã tủi thân, xấu hổ cho số phận của mình. Nàng đã cố gắng minh bạch tấm lòng trong sạch của mình nhưng Ra- ma đều nhẫn tâm phũ bỏ tất cả.


Cuối cùng, không còn cách nào khác, Xi-ta đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của thần lửa A- nhi, nàng đã bước lên giàn hỏa thiêu để nhờ thần Lửa chứng minh cho sự trung trinh, trong sạch của mình. Cảm động trước tấm lòng của nàng, thần lửa A- nhi đã xuất hiện mà chứng minh sự trong sạch của Xi-ta trước tất cả dân chúng, quần thần, bạn hữu. Nhờ vậy mà Ra- ma hiểu được tấm lòng và sự thủy chung của vợ, hai người đã được đoàn tụ thực sự mà không có bất kì khoảng cách nào khác.


Mọi người có mặt ở đó đều cảm động trước hành động dũng cảm và tấm lòng trong sạch của Xi-ta, những tiếc khóc thương của những người xung quanh chính là sự đồng cảm, tấm lòng cảm động của đông đảo mọi người đối với nàng. Hơn nữa, sự chung thủy, son sắc của Xi-ta đã làm cảm động cả thần lửa A-nhi. Sau bao nhiêu sóng gió, cuối cùng nàng cũng vượt qua và chạm tay vào hạnh phúc thực sự.


Qua đoạn trích Ra- ma ta có thấy được những khát vọng của người Ấn Độ và mẫu hình người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của thời đại bấy giờ, qua đoạn trích ta cũng hiểu được phần nào vì sao mà sử thi Ramayana lại có thể làm say đắm nhiều thế hệ đến vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
0