Bài văn phân tích bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương số 4 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của ...
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này.
Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Tác giả sử dụng từ láy "văng vẳng" để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không do phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào "đêm khuya" – thời điểm con người dễ ràng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa "đêm khuya" ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.
Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả là "hồng nhan", là một người có nhan sắc, nhưng nhan sắc ấy lại "trơ với nước non". Có thể cảm nhận được thân phận cô độc, lẻ loi và nỗi buồn trống vắng khó tả trong lòng của người "hồng nhan" đó. Để giải nỗi lòng, người phụ nữ ấy đã tìm đến ly rượu nồng:
“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Tiếc rằng những người mượn rượu giải sầu lại không thể dùng hương rượu nồng để xua đi bầu tâm sự. Người một lòng muốn say để quên đi tất cả, nhưng hương rượu nồng vào mũi dường như lại khiến tâm con người ta trở nên tỉnh táo hơn.
Nỗi lòng của người phụ nữ lại càng như được lột tả rõ ràng hơn. Vầng trăng khuyết dường như càng khiến sự cô đơn, tịch liêu trong bài thơ tăng lên bội phần. Hình ảnh đó giống như người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp, song tuổi xuân cứ lặng lẽ đi qua mà hạnh phúc thì không trọn vẹn.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh loại rêu được đưa vào bài thơ thể hiện ngụ ý sâu xa của nữ thi sĩ. Điều mà bà muốn thể hiện ở đây chính là so sánh ẩn dụ giữa phụ nữa và loài rêu, mỏng manh bé nhỏ những sức sống mạnh mẽ, có thể tươi tốt trong bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Cụm tự "xiên ngang mặt đất" cũng khiến người đọc liên tưởng tới sự phản kháng mạnh mẽ của chủ thể đối với những thứ lớn mạnh hơn.
Nối tiếp sự phản kháng mạnh mẽ đó là những viên đá nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn, có thể "đâm toạc chân mây". Giữa trời đất rộng lớn, những viên đá tưởng bé nhỏ mà lại không hề tầm thường chút nào. Đáng tiếc, dù có mạnh mẽ đối chọi, phản kháng thì người phụ nữ vẫn không thể thoát ra khỏi sợi dây số mệnh ràng buộc bản thân. Dù cố phản kháng, nhưng than nỗi chẳng thể nào thoát khỏi kiếp làm vợ lẽ.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới, nhưng "xuân" của con người lại không như vậy. Tuổi trẻ là thứ chỉ đến một lần, đã đi rồi sẽ không thể nào trở lại. Bởi thế, người phụ nữ lại càng buồn hơn, càng đáng thương hơn khi tuổi xuân qua đi trong chờ đợi mỏi mòn, trong cảnh chung chồng, sản sẻ tình cảm.Từ "ngán" được sử dụng thể hiện sự chán nản, nhưng cũng như tiếng khóc của tác giả cho những người phụ nữ số phận hẩm hiu, phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ, không có tiếng nói, không được coi trọng.
Tự tình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tư tưởng chủ đạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thể hiện góc nhìn độc đáo, cá tính của bà về những vấn đề xoay quanh thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ.