06/05/2018, 18:41

Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Đường thẳng song song với mặt phẳng (phần 2)

Câu 5: Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b ? A. 1 B. 2 C. không D. vô số Câu 7: Cho ...

Câu 5: Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng ?

   A. 1      B. 2

   C. 3      D. 4

Câu 6: Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b ?

   A. 1      B. 2

   C. không      D. vô số

Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?

   A. AC      B. BD

   C. AD      D. SC

Câu 8: Cho hình chóp S.ABCD, M, N, P, Q lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SBC, SCD, SDA. Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. MNPQ là hình bình hành.

   B. MNPQ là hình thoi.

   C. MNPQ là hình thang chỉ có một cặp cạnh đối song song.

   D. MNPQ là tứ giác không có cặp cạnh nào song song.

Câu 9: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. I, J lần lượt là trung điểm của AC và BC. Gọi K là giao điểm trên cạnh BD với KB = 2KD. Thiết diện của tứ diện với mặt phẳng (IJK) là hình gì?

   A. thiết diện là hình thang cân.

   B. hình bình hành.

   C. tam giác.

   D. tứ giác không có cặp cạnh nào song song.

Câu 10: Cho hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) sẽ:

   A. song song với hai đường thẳng đó

   B. song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

   C. trùng với một trong hai đường thẳng đó

   D. cắt một trong hai đường thẳng đó

Đáp án và Hướng dẫn giải

5 - C6 - A7 - C8 - A9 - A10 - B

Câu 9:

   I, J lần lượt là trung điểm của AC và BC nên IJ // AB. Do đó giao tuyến của (IJK) với (ABD) là đường thẳng đi qua K và song song với AB cắt AD tại H. Vậy IJ // KH // AB. Ta có ∆BJK = ∆AIH ⇒ JK = IH. Hơn nữa KH ≠ IJ.

   Vậy thiết diện là hình thang cân IJKH.

0