06/05/2018, 18:41

Lý thuyết: Đường thẳng song song với mặt phẳng

1. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng Cho đường thẳng d và mặt phẳng (∝) - d và (∝) không có điểm chung, ta nói d song song với (∝), kí hiệu : d // (∝) - d và (∝) có một điểm chung duy nhất M, ta nói d và (∝) cắt nhau tại ...

1. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng

    Cho đường thẳng d và mặt phẳng (∝)

   - d và (∝) không có điểm chung, ta nói d song song với (∝), kí hiệu : d // (∝)

   - d và (∝) có một điểm chung duy nhất M, ta nói d và (∝) cắt nhau tại M, kí hiệu : d ∩ (∝) = {M} hay d ∩ (∝) = M.

   - d và (∝) có từ hai điểm chung trở lên, khi đó d nằm trong (∝) hay (∝) chứa d, kí hiệu :d ∁ (∝) hay (∝) Ↄ d.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

2. Một số kết quả

   Định lí 1. Nếu đường thẳng d không nằm trong (∝) và d song song với d’ nằm trong (∝) thì d song song với (∝).

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   Định lí 2. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (∝). Nếu mặt phẳng (β) chứa a cắt (∝) theo giao tuyến b song song với a.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

    Hệ quả. Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

    Định lý 3. Cho hai đường thẳng chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.

0