Bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 trường THPT Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
Bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 trường THPT Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 Bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 là tài liệu ...
Bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 trường THPT Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
Bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11
là tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 hay dành cho quý thầy cô và các bạn tham khảo, dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập. Các bài tập tự luận môn Địa lý nâng cao có đáp án đi kèm, gi vọng sẽ giúp các bạn luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh tốt nhất.
Đề thi chọn HSG môn Địa lý lớp 11 trường THPT chuyên Thái Nguyên năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi khu vực Bắc Bộ năm học 2011 - 2012 môn Địa lý lớp 11
SỞ GIÁO DỤC Đ.T. QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG |
ĐỀ: ÔN THI HS. GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LỚP 11 (2015 -2016) |
Bài tập 1:
Quan sát lược đồ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á sau:
a) Xác định hướng: đi từ điểm O đến A, B, C, D?
b) Tính độ dài IJ?
Bài tập 2:
Thủ đô Braxin là Bra-xi-lia ở kinh độ 48° Tây. Vậy:
a) Braxin ở múi giờ số mấy?
b) Khi Braxin tổ chức một trận đá bóng lúc 15 giờ thì Việt Nam là mấy giờ?
Bài tập 3:
Vẽ biểu đồ về đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm?
Bài tập 4:
Xác định tọa độ địa lí của thủ đô Tô-ki-ô (Nhật Bản). Biết rằng: độ cao của Mặt trời lúc chính trưa ngáy 22 /6 là 77° 45´. Khi Luân Đôn: 0 giờ + 2,7 phút thì Tô-ki-ô là: 9 giờ + 2,7 phút (cùng ngày)
Bài tập 5:
Tính góc nhập xạ cao nhất, thấp nhất theo các vĩ độ sau:
0° 20° 30° 40° 50° 60°
Bài tập 6:
Xác định tên gọi của loại gió, thời gian - địa điểm hoạt động và giải thích sơ lược về nguyên nhân hình thành của loại gió đó, theo 2 sơ đồ dưới đây:
Bài tập 7:
Quan sát sơ đồ sau:
a) Cho biết ở đây có sự hoạt động của loại gió gì ? (Nêu rõ thời gian - địa điểm hoạt động và giải thích sơ lược về nguyên nhân hình thành)
b) Tính độ cao h của núi?
Bài tập 8:
- Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính?
- Vì sao ở các nước đang phát triển thường có nam nhiều hơn nữ?
Bài tập 9:
Vì sao nói: Việt Nam đã vào thời kỳ "cơ cấu dân số vàng"?
Bài tập 10:
Vẽ biểu đồ thích hợp, nhận xét và giải thích về giá trị so sánh: xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1990 |
2000 |
2005 |
2012 |
Xuất khẩu |
287,6 |
479,2 |
595,7 |
798,9 |
Nhập khẩu |
235,4 |
379,5 |
516,7 |
885,9 |
Cán cân thương mại |
52,2 |
99,7 |
79,0 |
- 87,0 |
Đáp án bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11
Bài tập 1:
O → A: Bắc, O → mC: Nam, O → B: Đông, O →D: Tây.
IJ = 70°B - 60° B = 10°B
Cung 1´ trên kinh tuyến = 1 hải lý = 1852 mét. => cung 1° = 1852 mét x 60 = 111,12 km => cung 10° = 1111,2 km
Bài tập 2:
(48 : 15) = 3,3
• Nếu chính múi -3 = 45°
Vậy, từ 45° - 7,5° = 37,5° → 45° + 7,5° = 52,5°
• Bảng phân bố múi giờ cần nhớ là : 0 +1 +2 +3 +4 + 5 +6 +7 +8 +9 +10 +11 +12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
=> Khi Braxin là 15 giờ thì ở Việt Nam là 1 giờ sáng của ngày hôm sau.
Bài tập 3: Vẽ biểu đồ về đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt
Bài tập 4:
• Phải nhớ các công thức tính góc nhập xạ sau:
Vào 21 / 3 và 23 / 9 thì : h = 90° - φ (h: là góc nhập xạ, φ: là vĩ độ nơi đó)
Vào 22 / 6 thì : h = 90° - φ + 23°27 (bán cầu Bắc)
h = 90° - φ - 23°27 (bán cầu Nam)
Và ngược lại:
Vào 22 / 12 thì : h = 90° - φ + 23°27 (bán cầu Nam)
h = 90° - φ - 23°27 (bán cầu Bắc)
(Lưu ý: chỉ cần nhớ tính chất cơ bản là : 90° - φ, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở bán cầu nào thì bán cầu đó được + 23°27´, còn không thì bị - 23°27´)
• h = 90° - φ + 23°27´ (bán cầu Bắc) => φ = 90° - h + 23°27´ Bắc
φ = 90° - 77°45´ + 23°27´ Bắc => φ = 35°41´ Bắc
• Ta biết : mỗi múi giờ chứa 15° kinh tuyến (360° : 24)
=> Mỗi múi phút chứa 15´ kinh tuyến (vì 60´ chứa 900 kinh tuyến => Mỗi phút chứa 900 : 60 = 15´). Vậy kinh tuyến của Tô-Ki-ô là :
(9,27 x 15)° + (2,7 x 15)´ Đông
= 139° + 40,5´ Đông
• Tọa độ: Tô-Ki- ô (35°41´ Bắc - 139°40,5´ Đông)