14/01/2018, 15:10

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Việt Yên, Bắc Giang năm 2014 - 2015

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Việt Yên, Bắc Giang năm 2014 - 2015 Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và ...

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Việt Yên, Bắc Giang năm 2014 - 2015

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Nghi Văn, Nghệ An năm 2014 - 2015

Phòng GD&ĐT VIỆT YÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM: 2014 - 2015

Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ..."

(Làng – Kim Lân )

a. Đoạn văn trên viết về nhân vật nào? Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên.

b. Dấu chấm lửng trong câu văn: "Hay là chỉ lại ..." có tác dụng gì?

Câu 2 (3 điểm):

Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: "Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất."

(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006, tr.27)

Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.

Câu 3 (5 điểm): Suy nghĩ về cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác được thể hiện trong đoạn thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng  dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1:

a) Đoạn văn viết về nhân vật ông Hai. (0,25đ)

Thành phần biệt lập là thành phần tình thái: tưởng như. (0,25đ)

b) Dấu chấm lửng có tác dụng:

  • Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của ông Hai. (0,25đ)
  • Qua đó thể hiện tâm trạng: hoài nghi, ngờ ngợ của ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo Tây. (0,25đ)

Câu 2: 

a) Về kĩ năng

  • Viết được bài văn ngắn có bố cục ba phần hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt....
  • Có quan điểm riêng phù hợp thể hiện rõ vai trò của con người trong thế kỉ mới.

b) Về nội dung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài.

1. Giải thích: (1,0đ)

  • Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ ViệtNam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
  • Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để đi vào một thế kỉ mới

2. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?  (1,0đ)

  • Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
  • Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.

3. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:  (1,0đ)

  • Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
  • Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
  • Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
  • Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Câu 3: 

a) Về kĩ năng  

  • Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. (0,5đ)
  • Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt... (0,5đ)

b) Về kiến thức

Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ. (1,0đ)

* Đến bên lăng, tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác 

  • Ngày ngày mặt trời của thiên nhiên vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu (0,5đ)
  • Từ mặt trời của tự nhiên tác giả đã liên tưởng và ví Bác như mặt trời - mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho cuộc đời, độc lập tự do cho dân tộc. Sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với Bác (0,5đ)
  • Hình ảnh dòng người...... sự so sánh đẹp – tình cảm thương nhớ kính yêu của nhân dân với Bác (0,5đ)
  • Không gian trong lặng yên thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết dịu nhẹ được diễn tả: hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền –nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. (0,5đ)
  • Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn đó đang ngủ một giấc ngon sau một ngày làm việc vất vả (0,5đ)
  • Giấc ngủ có trăng vỗ về .Trong giấc ngủ vĩnh hằng có trăng làm bạn (0,5đ)
  • Vẫn biết trời xanh.... trong tim: Biết rằng Bác đã sống mãi, hoà vào thiên nhiên sông núi nhưng lòng vẫn quặn đau, một nỗi đau nhức nhối tận tâm can (0,5đ)
  • Niềm xúc động thành kính và nỗ đau xót của nhà thơ được biểu hiện rất chân thành sâu sắc. (0,5đ)

* Khẳng định sự kính trọng, biết ơn của nhà thơ với Bác. (0,5đ)

0