Bài tập 3 trang 56 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 3. Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây. ...
BÀI TẬP 3. Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
BÀI TẬP 3. Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
Tiêu chí |
Xã hội cổ đại phương Đông |
Xã hội cổ đại phương Tây |
Niên đại - Hình thành - Tan rã |
||
Điều kiện tự nhiên |
||
Tên quốc gia tiêu biểu |
||
Co sở kinh tế |
||
Thành phần xã hội |
||
Thể chế nhà nước |
||
Các thành tựu văn hoá tiêu biểu |
Trả lời:
Tiêu chí |
Xã hội cổ đại phương Đông |
Xã hội cổ đại phương Tây |
Niên đại - Hình thành - Tan rã |
- Khoảng TNK IV – TNK III trước công nguyên -Những thế kỷ tiếp giáp công nguyên |
-Đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên - Năm 476. |
Điều kiện tự nhiên |
Lưu vực các dòng sông lớn ở châu á, châu phi. Thuận lợi: đất đai màu mỡ, tơi xốp, gần nguồn nước, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: Lũ lụt vào mùa mưa. |
Bờ bắc Địa Trung Hải với những bán đảo và đảo nhỏ. Thuận lợi: Cho hoạt động hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển. Khó khăn: Đất khô, chỉ trồng được cây lưu niên. |
Tên quốc gia tiêu biểu |
Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập |
Hi Lạp, Rôma |
Co sở kinh tế |
– Chủ yếu: Nông nghiệp trồng lúa nước. – Kết hợp: Chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công. |
– Chủ yếu: Thủ công nghiệp, thương mại biển. – Thứ yếu: Nông nghiệp |
Thành phần xã hội |
3 tầng lớp – Quý tộc: Vua, quan lại, chủ ruộng đất – tầng lớp thống trị. – Nông dân công xã: Chiếm số lượng đông đảo và là lực lượng nuôi sống xã hội Tầng lớp bị trị. – Nô lệ: Xuất thân từ tù binh, người nghèo không trả được nợ. Tầng lớp thấp nhất trong xã hội.. |
3 tầng lớp – Chủ nô: Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền – Tầng lớp thống trị – Bình dân: Nông dân, thợ thủ công chủ yếu sống vào trợ cấp xã hội. – Nô lệ: Số lượng đông, là lực lượng nuôi sống xã hội Tầng lớp bị trị. |
Thể chế nhà nước |
Chuyên chế cổ đại |
Cộng hòa dân chủ chủ nô |
Các thành tựu văn hoá tiêu biểu |
- Thiên văn học và lịch 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. - Thiên văn: Biết được vị trí các vì sao, hệ chuyển động của mặt trăng, mặt trời. - Lịch pháp: tính chính xác không cao. Chữ viết - Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm. - Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh Văn học: chủ yếu là văn học dân gian Toán học – Tính số II = 3,16 – Tính diện tích hình tròn, hình tam giác… – Tìm ra số 0Kiến trúc - Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,... |
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay. - Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. - Sự ra đời của khoa học Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa. - Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó. -Văn học:Văn học viết ra đời với các tác giả tiêu biểu: Ê xin, Ơ – ri – pít - Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao. |
Sachbaitap.net