31/03/2021, 14:44

Bài soạn tham khảo số 5 - 5 Bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Ngữ Văn 11) hay nhất

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Từ "thôi" nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động, hành động nào đó. - Từ “thôi” trong bài "Khóc Dương Khuê" được dùng với nghĩa chuyển chỉ sự mất mát, đau đớn. "Thôi" là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau ...

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Từ "thôi" nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động, hành động nào đó.

- Từ “thôi” trong bài "Khóc Dương Khuê" được dùng với nghĩa chuyển chỉ sự mất mát, đau đớn. "Thôi" là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi.


Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Cách sắp đặt từ ngữ:

+ Đảo trật tự từ: xiên ngang - mặt đất, rêu - từng đám

+ Biện pháp đối: xiên ngang ><đâm toạc, mặt đất >< chân mây

- Tác dụng: Sự sắp xếp của Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện sự cá tính, sắc sảo của Hồ Xuân Hương.


Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

VD:

Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh)

=> Từ láy tượng hình chùng chình được Hữu Thỉnh sử dụng thật tinh tế, giúp gợi tả trạng thái ung dung, chậm rãi của sương và cũng là trạng thái chuyển giao của mùa từ hạ sang thu.

=> Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0