Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Ngữ Văn 11) hay nhất
Luyện tập: Bài 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): + Từ thôi: nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó. + Từ thôi trong hai câu thơ có nét nghĩa mới: Nguyễn Khuyến dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc một cuộc đời. Bài 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): - ...
Luyện tập:
Bài 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Từ thôi: nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
+ Từ thôi trong hai câu thơ có nét nghĩa mới: Nguyễn Khuyến dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc một cuộc đời.
Bài 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Đây là cách sắp xếp khác thường của HXH:
+ Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn): danh từ trung tâm (rêu, đá) đi trước tổ hợp định từ (từng đám, mấy hòn) đi sau
+ Động từ vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đi trước danh từ chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn)
- Hiệu quả:
+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ
+ Tô đậm hình tượng
Bài 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Ví dụ:
+ Tác giả đã có sự chuyển đổi , sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung như tạo các kết hợp từ mới, lựa chọn cách tách câu, tỉnh lược từ,…
“ Mộng anh hường
tim môi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi”
(Át cơ)
+ Một số câu thơ đảo trật tự kết hợp từ như:
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu)
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” (Bà Huyện Thanh Quan)