Bài soạn tham khảo số 3 - 6 Bài soạn Ngữ cảnh (Ngữ Văn 11) hay nhất
I. Khái niệm Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp đồng thời là bối cảnh dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó. II. Các nhân tố của ngữ cảnh Các nhân tố của ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao ...
I. Khái niệm
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp đồng thời là bối cảnh dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh
Các nhân tố của ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.
III. Vai trò của ngữ cảnh
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.
Luyện tập
Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hai câu văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.
Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình – Hồ Xuân Hương)
Hiện thực được nói trong hai câu thơ là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.
Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết về hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài.
Ví dụ: việc dùng thành ngữ “một duyên hai nợ” không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà con xuất phát từ chính ngữ cảnh của sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả chồng, cả con. Đây cũng là bài thơ nói lên sự biết ơn của nhà thơ với người vợ của mình.
Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hoàn cảnh cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ:
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lọng cắm rợp cờ quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra
(Vịnh khoa thi Hương – Tú Xương)
Sự kiện vào năm Đinh Dậu (1987), chính quyền thực dân do Pháp lập nên mở khoa thi chung ở Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương cứ ba năm được tổ chức một lần. Trong kỳ thi đó, toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã cùng vợ đến dự.
Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Vì vậy, câu hỏi người đó hỏi muốn biết về thời gian.
- Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian lúc đó.