Bài soạn tham khảo số 3 - 6 Bài soạn Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) (Ngữ Văn 11) hay nhất
Bố cục: 4 phần - 2 câu Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc - 2 câu Thực: Nỗi khổ của người dân - 2 câu Luận: Tội ác của giặc xâm lược - 2 câu Kết: Thái độ của tác giả Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ...
Bố cục: 4 phần
- 2 câu Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc
- 2 câu Thực: Nỗi khổ của người dân
- 2 câu Luận: Tội ác của giặc xâm lược
- 2 câu Kết: Thái độ của tác giả
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy
+ Đàn chim dáo dác bay.
+ Bến Nghé tan bọt nước.
+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
=> Hình ảnh chân thực dân, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:
- Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.
- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.
→ Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.