31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Thái sư Trần Thủ Độ" số 3 - 6 Bài soạn "Thái sư Trần Thủ Độ" của Ngô Sĩ Liên lớp 10 hay nhất

I. GỢI Ý SOẠN BÀI Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 47) Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ thể hiện các khía cạnh về tình cách của ông: - Đối với người hoặc mình, ông không xử thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc “Đúng như lời người ấy ...

I. GỢI Ý SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 47)

Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ thể hiện các khía cạnh về tình cách của ông:

- Đối với người hoặc mình, ông không xử thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc “Đúng như lời người ấy nói” và lấy tiền lụa thưởng cho họ. Điều đó, cho thấy Trần Thủ Độ là người nghiêm khắc với bản thân. Việc đó, khuyến khích mọi người xung quanh trở nên trung thực.

- Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội lính mà tìm hiểu rõ sự việc, khuyến khích lính giữ phép nước. Ông là người chí công vô tư, tôn trọng luật pháp, không thiên vị người thân của mình.

- Đối với họ hàng, thân cận xin chức tước, ông sẽ dạy cho một bài học nhớ đời.

- Với người trong gia đình, ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng, không tư lợi, luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.

=> Các chi tiết đã khẳng định bản lĩnh và nhân cách của thái sư Trần Thủ Độ: thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư.


Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 47)

- Tác giả xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy ngắn nhưng đầu có những nút thắt, xung đột, cao trào và mở nút.

- Cách kể chuyện hấp dẫn, luôn tạo ra yếu tố bất ngờ.

- Lối viết kiệm lời, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng nhân vật vẫn hiện lên một cách sâu sắc.


II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Ứng xử của Trần Thủ Độ trước bốn sự kiện trong cuộc đời hoạt động chính trị - xã hội của ông

- Với người hặc tội mình : thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân ; khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên.

-Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm : khích lệ người giữ nghiêm phép nước, không vì người vợ yêu quý của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước.

- Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước : răn đe kẻ không đủ tư cách, hay luồn lọt nhờ cậy ; khéo nhắc nhở vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy.

- Gạt bỏ ý định của Trần Thái Tông muốn đưa người anh của Trần Thủ Độ làm tướng : thẳng thắn, cương trực, không vì quyền lợi cá nhân mình mà phá vỡ kỉ cương phép nước.

Bốn sự kiện làm rõ nhân cách của Trần Thủ Độ: Là người thẳng thắn, cầu thị .độ lượng, nghiêm chỉnh đặc biệt hết sức chí công vô tư, luôn đạt việc nước lên trên, không mảy may tư lợi cho gia đình và bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)
Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0