31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Thái sư Trần Thủ Độ" số 6 - 6 Bài soạn "Thái sư Trần Thủ Độ" của Ngô Sĩ Liên lớp 10 hay nhất

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: – Hiểu được vẻ đẹp nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó càng thêm tự hào về truyền thống của cha ông. – Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự ...

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được vẻ đẹp nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó càng thêm tự hào về truyền thống của cha ông.

– Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên.


2. Kĩ năng: Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn.

* Giới thiệu bài: Trần Thủ Độ (1194- 1264), là chú họ Trần Thái Tông (Trần Cảnh), ông chú của Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), giữ chức Thái sư (Tể tướng- quan đầu triều, lo mọi việc chính sự) là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt, từng có những ý kiến đánh giá khác nhau về ông. Ông từng được xem là nhà chính trị nhiều mưu mô, thủ đoạn, khá tàn nhẫn, khôn khéo bày đặt, dàn xếp để đoạt ngôi vua nhà Lí cho nhà Trần, bức tử Lí Huệ Tông, sát hại hàng trăm tôn thất nhà Lí. Nhưng xét một cách khách quan, công bằng, ta thấy, việc chuyển đổi triều đại Lí- Trần là tất yếu lịch sử mà Trần Thủ Độ chỉ là người thúc đẩy quá trình đó diễn ra nhanh, khéo léo nhưng ko kém phần quyết liệt. Về phía nhà Trần, Trần Thủ Độ là một trong những người có công đầu khai sáng, xây dựng. Ông hết lòng, hết sức, tận tuỵ, trung thành giúp các vua Trần giữ gìn cơ nghiệp, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. Khi quân Nguyên- Mông tràn qua biên giới, vua Trần lo lắng, muốn nghe kế nghị hòa của Trần Nhật Hiệu, Trần Thủ Độ nói: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về ông.


B. NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I.Tìm hiểu chung:

1. Đọc.

2. Bố cục:Hai phần:

– P1: Thời gian và sự kiện trọng đại (Trần Thủ Độ mất).

– P2: Bốn câu chuyện về Trần Thủ Độ:

+ Xử người hặc tội mình.

+ Bắt tên quân hiệu.

+ Cái giá chức câu đương.

+ An Quốc hay là thần?


II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:

1. Nhân cách của Trần Thủ Độ:

a. Câu chuyện thứ nhất: Xử người hặc tội mình.

=> “Tính cách: trung thực, thẳng thắn, công minh, độ lượng và giàu bản lĩnh.

b. Câu chuyện thứ hai: Bắt tên quân hiệu.

– Nguyên nhân: trước yêu cầu và lời nói khích của Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ cả giận, sai đi bắt ngay tên lính xấc láo phạm thượng.

– Cách xử trí: sau khi nghe lời trình bày sự thật, ông khen ngợi anh lính và còn ban thưởng vàng lụa ” Cách giải quyết vẹn cả đôi bề, công bằng và gây bất ngờ cho người đọc.

=> “Tính cách: chí công vô tư, tôn trọng pháp luật.

c. Câu chuyện thứ ba: Cái giá của chức câu đương.

– Trần Thủ Độ nhận lời xin riêng cho một người nhà làm chức câu đương, lại cẩn thận ghi tên và quê quán của kẻ đó.

– Đến khi gặp mặt, ông lại nói với kẻ đó: “Ngươi vì…được”.

” Đó chỉ là lời cảnh báo răn đe nghiêm khắc để người kia hoảng vía mà xin tha, mà nhớ đời, bỏ hẳn thói nhờ vả, chạy chọt. Đồng thời đó cũng là cách răn vợ ko được dựa quyền thế để làm việc công theo ý mình.

=> “Tính cách: chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức, chạy quyền, đút lót, hối lộ, dựa dẫm thân thích và giữ công bằng của pháp luật.

d. Câu chuyện thứ tư: An Quốc hay là thần?

– Đặt ra yêu cầu lựa chọn và trọng dụng hiền tài đúng mực cho nhà vua.

– Câu hỏi hay lời than :”Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao” ” sự cảm khái và dứt khoát của Trần Thủ Độ.

=> “Tính cách: thẳng thắn, cương trực, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gia đình.

2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật:

– Các tình huống giàu kịch tính.

– Sử dụng các chi tiết đắt giá.


C. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ:

+ Là người góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi vai trò lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần

+ Là vị quan đầu triều có tài, đầy mưu trí lại trung thành, tận tuỵ giúp vua Trần dựng nghiệp lớn, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

- Tính cách của Trần Thủ Độ:

+ Đối với người giặc mình: Ông là người nghiêm khắc với bản thân và là sự khích lệ đối với người cấp dưới trung thực, dũng cảm dám vạch tội của người khác, dù kẻ đó là bề trên của mình.

+ Đối với người lính giữ thềm cấm: Ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiện vị người thân.

+ Đối với người họ hàng cậy xin chức tước: Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân tích.

+ Thái độ chống lại thói gia đình trị: Ông là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.

⇒ Các chi tiết trên đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước là người nhân dân đặt niềm tin.


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật:

- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

- Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ lại vừa khâm phục.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)
Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0