31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 5 - 6 Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" của Nguyễn Huệ lớp 6 hay nhất

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả: Minh Huệ (1927 – 2003), tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái Quê: thành phố Vinh, Nghệ An Là Hội viên hội nhà văn Việt Nhận giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 với tập thơ Đêm nay Bác không ngủ. 2. Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ ...

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Minh Huệ (1927 – 2003), tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái
Quê: thành phố Vinh, Nghệ An
Là Hội viên hội nhà văn Việt
Nhận giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 với tập thơ Đêm nay Bác không ngủ.


2. Tác phẩm:

Đêm nay Bác không ngủ
Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Thể loại: Thơ - "Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd).


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó.

Bài làm:
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó:Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác


Câu 2: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh Bộ đội đối với lãnh tụ?
Bài làm:
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.
Từ cách nhìn của anh chiến sĩ, người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác và trực tiếp nói chuyện với Bác câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên gần gũi, chân thực lại vừa khách quan. Điều này còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.


Câu 3: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh bộ đội viên với Bác Hồ trong hai lần đó.
*Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác được khắc họa sâu đậm như thế nào?
Bài làm:
Bài thơ đã kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ và mỗi nhìn thấy cảnh đó, anh đội viên lại có những cảm nhận khác nhau:

Tâm trạng lần thứ nhất
Anh đội viên ngạc nhiên bởi “Thấy trời khuya lắm rồi/ Mà sao Bác vẫn ngồi”
Anh đội viên rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác : Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người.
Anh đội viên “ Thổn thức cả nổi lòng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: “Bác có lạnh lắm không?”. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh lo cho sức khoé của Bác.
Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ "Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng".

Tâm trạng lần thứ hai

Anh hốt hoảng, giật mình vì “Bác vẫn ngồi đinh ninh / Chòm râu im phăng phắc”, anh tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ.
Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bên Bác "Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác".
Trong bài thơ, anh đội viên thức dậy ba lần nhưng tác giả lại không kể lần thứ hai bởi vì điều này không cần thiết, tác giả thay cho việc kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy bằng dấu “...”. Ngược lại, điều này sẽ làm nổi bật sự thay đổi tâm trạng của anh chiến sĩ.
Đối với Bác Hồ, anh chiến sĩ cũng như tình cảm chung của tất cả các anh bộ đội. Đó là lòng kính yêu, biết ơn và cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của Bác. Đó là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó khắc họa hình ảnh Bác Hồ lớn lao, cao cả vào sâu trong lòng mọi người.


Câu 4: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
...
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Bài làm:
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh Bác không ngủ với lời giải thích “Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh”. Trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch, Bác luôn trải qua những đêm không ngủ vì lo việc nước nhà, vì Bác muốn dành trọn cuộc đời cho nhân dân, Tổ Quốc. Khi bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.


Câu 5: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ được làm theo thể thơ gì? (số tiếng trong một dòng, số dòng trong một khổ thơ, cách gieo vần trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ). Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?
Bài làm:
Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:
Mỗi dòng thơ có năm tiếng
Mỗi khổ có bốn dòng thơ.
Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.
Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
=> Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".


Câu 6: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Bài làm:
Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.
Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...
Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...


LUYỆN TẬP
Bài tập 2: Trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2

Dựa theo bài thơ, em hãy viết một bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Bài làm:
Bài văn ngắn tham khảo:
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới (chiến dịch Cao – Bắc – Lạng). Trong chiến dịch, Bác Hồ đến thăm đơn vị chúng tôi và nghỉ lại nơi trú quân. Trời lạnh, thêm cơn mưa lâm thâm càng tăng thêm cái lạnh lẽo nơi núi rừng. Chính đêm ấy, tôi đã được chứng kiến vị chủ tịch vĩ đại của chúng ta trằn trọc thức cả đêm vì lo lắng, săn sóc cho những người chiến sĩ chúng tôi.

Đêm khuya, cảnh vật chìm trong bóng tối, tiếng mưa rơi tí tách trên từng cành cây, ngọn lá. Mọi vật dường như đang say sưa với giấc ngủ sau một ngày dài, cả tôi và những người đồng đội cũng yên giấc ngủ say. Ấy vậy mà khi tôi trở mình tỉnh giấc, lại thấy “người cha già” ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm với những nếp nhăn sâu hơn trên vầng trán rộng. Bác khơi cho đám lửa cháy bùng lên, hơi ấm lan tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người từng người một như sợ chỉ một tiếng động nhỏ sẽ làm cho chúng tôi tỉnh giấc. Bác ân cần chăm sóc như người mẹ già chăm lo, yêu thương đàn con nhỏ, sợ chúng bị lạnh, bị ốm đau.

Từng cử chỉ, hành động của Bác càng sưởi ấm trái tim tôi, trong lòng tôi trào lên niềm yêu thương và biết ơn vô hạn, tôi cảm thấy mình được bao bọc, che chở dưới đôi cánh rộng lớn tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng trong niềm xúc động, rồi tôi thì thầm hỏi Bác:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác ân cần nói:- Chú cứ việc ngủ ngon để ngày mai đi đánh giặc.

Lòng tôi bồn chồn nhưng vẫn nghe theo lời Bác nhắm mắt ngủ. Trong cơn mơ màng, tôi lo Bác bị ốm, mệt mỏi bởi chiến dịch vẫn còn dài, còn nhiều khó khắn, Bác mà ốm thì lấy sức đâu mà chiến đấu với quân thù.
Tôi hốt hoảng, giật mình sau lần thứ ba thức giấc. Bác vẫn ngồi đó, bên bếp lửa hồng đang cháy rực, chòm râu im phăng phắc tựa như pho tượng vậy. Đôi mắt sáng trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn bếp lửa. Lòng tôi đau xót, lo lắng lên tiếng:
- Bác ơi! Bác ngủ đi ạ. Trời sắm sáng mất rồi.
Giọng Bác trầm ngâm vang lên trong không gian:
- Chú cứ ngủ đi, đừng bận tâm về Bác. Ngày mai quân ta phải ra trận, Bác lại không yêu lòng. Bác thương mọi người đêm nay ngủ ngoài rừng, không có tấm chăn, chiếc gối, lại phải lấy lá cây làm chiếu, manh áo mỏng làm chăn. Trời mưa như thế này làm sao mà khỏi ướt, Bác chỉ mòng cho trời sáng mau mau để mọi người đỡ khổ.

Nghe Bác nói, lòng tôi càng thêm yêu quý Bác. Người lo cho chiến sĩ, dân công, lo cho cuộc chiến dịch ngày mai. Tình thương của Người bao trùm lên đất nước và dân tộc.
Tôi vui sướng, tự hào vì là một người chiến sĩ dưới lá cờ Tổ quốc. Bác khơi dậy trong tôi tình yêu Tổ quốc, đồng bào, đồng đội. Vậy nên làm sao tôi có thể tiếp tục ngủ yêu trong chiếc chăn ấm áp cạnh ngọn lửa hồng trong khi dân tộc đang chịu bao gian khổ, tôi xin thức luôn cùng Bác. Ngọn lửa lại càng cháy rực như hiểu được lòng tôi, sau một đêm bên cạnh Bác Hồ, tôi càng quyết tâm cùng những đồng đội của mình dành lại đọc lập tự do cho Tổ quốc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0