Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 3 - 6 Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" của Nguyễn Huệ lớp 6 hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Được hoàn thành năm 1951, bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong số các tác phẩm đầu tiên thể hiện hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh và đạt được những thành công đáng ghi nhận. 2. Bài thơ thể hiện chân thực về tình cảm vĩ đại ...
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Được hoàn thành năm 1951, bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong số các tác phẩm đầu tiên thể hiện hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh và đạt được những thành công đáng ghi nhận.
2. Bài thơ thể hiện chân thực về tình cảm vĩ đại của Bác Hồ đối với bộ đội, dân công ; đồng thời cũng thể hiện lòng kính yêu của người chiến sĩ (đội viên) đối với lãnh tụ.
3. Đây là một tác phẩm thơ hiện đại có yếu tố tự sự, khi tìm hiểu cần thấy được nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình, đồng thời làm quen với thể thơ năm chữ.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba anh thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động ; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.
Câu 3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ nhất
Lần thức dậy thứ ba
- Tâm trạng : từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi / Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm / Lòng anh cứ hề bộn) và trào dâng niềm thương Bác (Càng nhìn lại càng thương) ; đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác (Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người). Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ (Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng).
- Tâm trạng : từ hốt hoảng (Anh hốt hoảng giật mình), không chỉ “Thầm thì anh hỏi nhỏ” như lần trước mà tha thiết “vội vàng nằng nặc” mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!.../ Bác ơi ! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bên Bác (Lòng vui sướng mênh mông / Anh thức luôn cùng Bác).
Trong bài thơ tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua cậu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biến đổi rất rõ rệt.
Câu 4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:
... Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: Một canh... hai canh... lại ba canh / Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành... ; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ / Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Bởi vậy, việc Đêm nay Bác không ngủ là một lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí .Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.
- Mỗi dòng thơ có năm tiếng ; mỗi khổ có bốn dòng thơ.
- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.
- Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
- Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình:
+ Vẻ mặt Bác trầm ngâm
+ Mái lều tranh xơ xác
+ Bác vẫn ngồi đinh ninh
+ Bóng Bác cao lồng lộng...
- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:
+ Anh đội viên mơ màng
+ Thổn thức cả nỗi lòng
+ Thầm thì anh hỏi nhỏ
+ Nhưng bụng vẫn bồn chồn
+ Anh hốt hoảng giật mình
+ Anh đội viên nằng nặc...
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Muốn đọc diễn cảm bài thơ, cần nhớ cách gieo vần như đã nói ở trên ; đồng thời chú ý tiết tấu và nhấn giọng. Ví dụ với khổ thơ đầu:
Anh đội viên thức dậy
(đọc chậm)
Thấy trời khuya lắm rồi
(đọc nhanh hơn, nhấn bốn chữ sau)
Mà sao Bác vẫn ngồi
(đọc chậm)
Đêm nay Bác không ngủ
(đọc chậm, xuống giọng)...
Câu 2. Thực hành viết bài văn ngắn bằng lời của anh chiến sĩ, kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch, cần xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất) và kể các sự việc diễn ra theo thứ tự các khổ thơ.